Đại tá nhà văn : Lê Hải Triều, quê Phú yên, Hương sơn, Mỹ đức, Hà Nội.
Đại tá nhà văn : Lê Hải Triều, quê Phú yên, Hương sơn, Mỹ đức, Hà Nội.
       Đầu năm 1967 đi B được bổ sung vào trung đoàn 66 mặt trận B3 tham dự ngay Trận Đắk Tô 1 ( cuối năm 1967),sau đó là chiến dịch Mậu thân (1968), Đăk siêng (1969), Ngọc Rinh Rua (1970), Đăk Tô-Tân Cảnh (1972) giải phóng Buôn Ma Thuột (3-1975), chiến dịch Hồ Chí Minh năm (1975). Anh đã được tặng thưởng nhiều huân chương trong đó có Huân chương chiến công ngay những trận đầu , đạt danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ,được báo cáo thành tích tại Hội nghị mặt trận B3 (1968).
        Trưởng thành từ người lính đến chính ủy trung đoàn, sau đó là trưởng phòng tuyên huấn Quân đoàn 3.Năm 1992 anh về công tác tại nhà xuất bản Quân đội nhân dân .Tại đây anh mới thực sự phát huy khả năng viết của mình với đề tài chiến cuộc nơi anh đã trải qua.
        Lê Hải Triều đã viết và biên soạn hơn 50 đầu sách,hàng trăm bài báo, nhiều kịch bản phim cho các hãng phim tài liệu trên đài truyền hình Việt Nam và các hãng phim Mê Kong (TP.Hồ Chí Minh).
        Thành công hơn cả mà cây bút Lê Hải Triều đã thể hiện là 20 cuốn Hồi ký của các Tướng lĩnh chỉ huy trên các mặt trận .Nhất là mặt trận Tây Nguyên nơi anh cùng đồng đội trải qua các trận đánh vô cùng ác liệt .
        Trong tác phẩm của mình anh luôn dành những nơi trang trọng nhất ,cảm động nhất viết về những đồng đội đã ngã xuống như một lời tri ân với các anh hùng Liệt sỹ.     

                                                    NHỮNG TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN


Nguyên ơi !
MỘT TÁC PHẨM ĐẶC BIỆT CỦA NHÀ VĂN LÊ HẢI TRIỀU VIẾT VỀ ĐỨA CON CỦA MÌNH
VỚI HƠN 30.000 CUỐN ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
ĐƯỢC BẠN ĐỌC XA GẦN ĐÓN NHẬN, CHIA SẺ VỚI NHỮNG TÌNH CẢM THÂN THIẾT NHẤT.
Có những cuốn sách viết ra không phải vì tất cả mọi người, nhưng bất kỳ ai cũng có thể đọc nó. Cuốn sách này nằm trong số ây.
Đã xảy ra một cuộc tranh đấu âm thầm mà cam go giữa sự sống với cái chết của cậu bé Lê Viên Hải Nguyên. Nguyên bị ung thư máu, căn bệnh cho tới bây giờ thế giới vẫn bó tay. Từ khi phát hiện bệnh cho tới lúc ra đi, chỉ vỏn vẹn có hơn một tháng. Trong hơn một tháng ây thời gian bị chẻ ra đến từng phút, từng giây với nỗ lực không mệt mỏi của chính cháu và những người thân trong gia đình để giành lấy sự sống. Đành rằng số mệnh là không thể xoay chuyển, đành rằng rồi ai cũng phải ra đi, vậy mà vẫn có cái gì đó xa xót trong những trường hợp thế này. Như bạn bè cùng lứa, cháu cũng ấp ủ bao mơ ước, bao hoài bão tốt đẹp cho tương lai của mình và lẽ ra cháu phải được quyền thực hiện những điều tốt đẹp đó. Nhưng mà.
Tôi đọc, có những đoạn đã khóc. Dĩ nhiên nước mắt chăng làm sờn lòng cái chết, bởi .nó, cái chết, vốn lạnh lùng, nghiệt ngã, bất chấp. Nhưng chúng ta lại chiến thắng cái chết bằng cách khác. Xin hãy lắng nghe cuộc trò chuyện giữa Nguyên với người chị gái thân yêu của mình, và xin hãy nhớ rằng cuộc trò chuyện ở vào những giây phút hiếm hoi cuối cùng trên cõi trần mà cháu còn được hưởng:
Tối  hôm  qua  em  cô'  đợi  Hương,  không  thì  em  đã  đi rồi!
-    Sống  mới  khó, chết  thì  khó  gì?
t
-     Hương tưởng chết mà dễ à? Đợi mãi mới được một cơ hội. Tối qua mấy lần em thiếp đi rồi, tự nhiên tỉnh lại, em lại cô 'thở  để gặp Hương đấy!
Nghỉ một lát, Nguyên hỏi:
-    Sao hôm  nay có nhiều người vào thăm  em thế ?
-    Hôm nào mà chẳng thế !
-    Hương nói với bố mẹ,  khi em  đi  đừng có đau buồn, đừng khóc nhé!
-     Chị sẽ nói bố mẹ. Mày sang bên ấy có cả chú Cào, cả em Phong nữa!
-    Em cũng muốn xem mặt chú Cào thế nào!
-     Chị đã hứa với mày là khi chị kiếm được tiền sẽ mua cho mày một cái quần bò, nay đã có tiền mà chưa mua được. Chị sẽ gửi sau vậy nhé!...”.

Ranh giới giữa sống chết chăng còn rõ ràng nữa. Cái chết đã bị vượt qua. Tôi cảm ơn cháu vì cháu đã cho tôi thấy cái chết cũng không quá đáng sợ, nó chỉ là một chuyến đi nhẹ nhàng, sang phía bên kia, với thứ ánh sáng khác. Tôi khâm phục nghị lực phi thường của cháu. Nhưng tôi băn khoăn không hiểu một cậu học sinh trung học ngây thơ như cháu lấy đâu ra cái nghị lực phi thường như thế để bình thản đối diện trước cái chết, điều mà ngay cả những kẻ can trường nhất trong chúng ta cũng phải run sợ. Trong lễ tang Nguyên, tôi đã chứng kiến nhà văn Bảo Ninh ôm lấy vai bố cháu, Đại tá Lê Hải Triều, chia sớt nỗi mất mát đau thương. Đó là hai người lính cùng đơn vị, từng lăn lộn sinh tử trên Mặt trận Tây Nguyên rực lửa. Khuôn mặt bố cháu và nhà văn Bảo Ninh nghiêm lại, rời rã nhưng không nước mắt. Khi đó tôi hiểu ra rằng cháu đã kế thừa từ bố nghị lực ấy, nghị lực của một người lính. Phải, cháu xứng đáng được gọi là người lính vì cháu đã nêu một tấm gương tuyệt vời về lòng can đảm và tinh thần lạc quan. Cháu không chết, cháu chỉ đi xa nhà, giống như ngày nào bố cháu khoác ba lô vào chiến trường, cả gia đình, ông, bà, các chú bác từng quây qụần dặn dò bố. Và giờ thì cả gia đình, bố, mẹ, chị cũng quây quần lại để dặn dò cháu. Giây phút chia ly thật lạ lùng, trong đau đớn lóe lên thứ ánh sáng ấm cúng bất diệt. Ánh sáng của tình yêu thương vô bờ bến:
''Tôi ngồi một bên, nhà tôi ngồi một bên, Hương ngồi phía dưới chân em. Thuốc vẫn tiếp tục truyền. Nhà tôi nói với Nguyên:
-      Con ở với bô' mẹ được mười sáu năm nhưng bố mẹ rất tự hào về con.  Một đứa con ngoan,  học giỏi,  hiếu thảo, chưa bao giờ làm bô' mẹ phật lòng. Những ngày qua, bố mẹ biết con đã nén chịu đau đớn để bố mẹ không buồn.  Ai cũng khen con  có nghị lực, con chẳng làm phiền lòng ai.
Lấy khăn lau nước mắt, mẹ Nhân nắm bàn tay con thủ thỉ:
-      Con hãy về nhà mình nhé. Cứ nhà cửa tầng hai, tầng ba có điện là con vào. Từ nay, năm nào sinh  nhật con, bô 'mẹ cũng làm cho con,  đi tham quan  nghỉ mát bố mẹ thắp nhang mời con về cùng đi.
Tôi nắm bàn tay của con. Bàn tay thon dài. Tôi hôn lên má con. Tôi ôm cháu thật lâu:
-     Bố thương con lắm Nguyên ơi! Giá như  bô'  thay cho con được thi bô' làm ngay.
-       Bố ơi! Sô' con nó thê' Bô' thay con thì con  sống làm  sao? Lấy gì mà ăn!
-      Việc ấy con không phải lo. Nguyên ơi, bô' mẹ đã có ý định đợi con vài tuổi  nữa  sẽ mua cho con chiếc ô tô để con bằng anh bằng em. Bố biết con chín chắn, cẩn thận lái xe đượ mà. Thế mà...
-    Bố! Đừng quá đau buồn nữa, số con  thế  rồi  bô' ạ! Khi con đi bổ không được khóc. Bố hứa với con đi !
-    Bố hứa! Bố hứa!
Tôi  nói  màn  nước mắt  ròng  ròng.
-   Nguyên ơi! Bô' sắp tuột  mất con  rồi...”.
Sự sống là bất tận bởi con người có ký ức. Mẹ Nhân luôn nhớ tới con. Bố Triều luôn nhớ tới con. Chị Hương luôn nhớ tới em. Tất cả những ai từng quen biết đều luôn nhớ tới cháu, Lê Viên Hải Nguyên, cậu bé to lớn, lành hiền, chăm chỉ, thông minh.
Nhớ và thương yêu mãi mãi. 

Nhà văn NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

THƯ CỦA BẠN ĐỌC

( Vì số lượng thư bạn đọc nhiều, gia đình nhà văn xin lần lượt trích đăng, mong bạn đọc quan tâm thứ lỗi )

 Trên tay tôi là cuốn sách "Nguyên ơi!", tôi đã đọc nó đến hơn 2 giờ sáng, và không khỏi đau quặn thắt khi nghe tiếng gọi con nức nở của anh chị.
. Tôi cũng đã dừng lại nhiều lần để cùng cất tiếng gọi con cùng anh chị, vì con tôi cũng bỏ tôi ra đi khi cháu 24 tuổi, cháu mất ngày 26 tháng 12 (nhằm ngày 26 tháng 11 âm lịch năm Ất Dậụ 2005), chỉ sau Nguyên 6 tháng.
... Chứng kiên giây phút cháu lìa xa cha mẹ và những người thân yêu, tôi cũng nhiều lần tự hỏi: Sao ông trời lại nỡ bắt con tôi xa tôi, để lại tôi trơ trọi, ngơ ngác và đau đớn đến tận cùng thế này? Con đi đã đành phận con, nhưng còn những người ở lại, một khoảng trống vô tận trong căn phòng thân quen của mẹ con, một khoảng trống mênh mang trong lòng người mẹ mà biết đên khi nào mới lấp đầy được.
Tôi thương tôi, tôi thương anh chị, thương cho những người làm cha, làm mẹ mất con - khi các con còn quá trẻ.
Tôi òa khóc nức nỏ khi ngồi viết những dòng chữ này cho anh chị - khi chúng ta chưa hề biết nhau, nhưng lại cùng có một nỗi đau giống nhau thế này.
Tôi thương Nguyên của anh chị. Tôi thương Hà Phương - con trai của tôi vô cùng.
Quê tôi ở Hà Nội. Tôi sinh sống và làm việc ỏ Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1976. Tôi không có đất đai để đưa cháu về cùng tổ tiên, tôi phải thiêu cháu và hiện nay hũ tro của cháu đặt ở chùa Vĩnh Nghiêm. Từ ngày xa mẹ, cháu chưa một lần về thăm tôi, nhưng nó lại về Hà Nội báo mộng cho chị (con bác) rằng: Cho em ăn mặn đi! Em không thích ăn chay.
Chao ôi! Tôi thương con tôi quá. Nó rất thích ăn phỏ Hà Nội. Mỗi lần có dịp ra Hà Nội, nó chỉ đòi ăn phỏ và ăn phở mà thôi. Suốt hơn nửa năm nay, tôi vẫn cúng cháu bằng một chén phỏ nhỏ mỗi khi có dịp đi qua hàng phở Hà Nội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi muốn viết vài dòng chia sẻ cùng anh chị nỗi đau mất con và cứ theo địa chỉ sau trang lưu bút của Nguyên để gửi về cho anh chị, không biết thư có đến tay anh chị không? Tôi cũng không muốn để lại địa chỉ và số điện thoại của mình trong lá thư này vì tôi biết nếu có trao đổi với nhau thì giữa chúng ta chỉ có nước mắt và nước mắt thôi. Nhưng tôi không thể không viết sau khi nghe tiếng gọi con sâu thẳm của anh chị... vì tôi cũng gọi "Phương ơi" của tôi biết bao lần từ khi trái tìm cháu ngừng đập.
Tôi tin ở một nơi rất xa nào đây, Nguyên của anh chị và Phương của tôi vẫn dõi mắt về bố mẹ và gia đình đê phù hộ cho những người còn sống!
Chúc anh chị khoẻ.
Nếu có dịp ra Hà Nội, tôi xin phép được gọi điện thoại cho anh chị theo số điện thoại 7560411.
Gia đình nhận được ngày 19 tháng 9 năm 2006