BÀI VIẾT HƯỞNG ỨNG ĐỢT PHÁT ĐỘNG VIẾT VỀ KỶ NIỆM SÂU SẮC TRONG NHỮNG NĂM THÁNG SỐNG, CHIẾN ĐẤU TẠI MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN VÀ QUÂN ĐOÀN 3 NHÂN KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐOÀN 3 ( 26/3/1975 - 26/3/2020 )
CÂY SẮN TẤN CÔNG
Đại tá Lê Xuân Thư
Trong những năm 1965 -1967, Mặt trận Tây Nguyên luôn mở các chiến dịch, trận đánh lớn làm cho quân Mỹ bị thất bại nặng nề. Chiến dịch Mậu thân 1968, lực lượng vũ trang và nhân dân Tây Nguyên tiến công vào các đô thị, đánh phá âm mưu thủ đoạn “Bình Định” của địch giữ vững vùng nông thôn, phá ấp mở rộng vùng giải phóng phá trên 130 ấp, giải phóng được trên 60.000 dân.
Bước vào năm 1969, năm đặc biệt khó khăn đối với chiến trường Tây Nguyên, tưởng chừng không thể vượt qua. Năm 1969- 1972, thiếu và đói là khó khăn hàng đầu đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thiếu đạn, thiếu thuốc chữa bệnh, thiếu quân trang quân dụng, đặc biệt là thiếu lương thực. Cán bộ, chiến sỹ Tây Nguyên - B3 năm xưa còn sống trở về chắc không thể nào quên những năm tháng khó khăn thiếu đói ấy. Ám ảnh nhất, ấn tượng nhất trong mỗi người chiến sỹ Tây Nguyên là cái đói. Phải chiến thắng cái đói mới nói đến đánh giặc. Bộ đội thời ấy suy tôn gạo là tư lệnh cao nhất, mọi kế hoạch, chủ trương, việc làm lúc ấy đều do gạo quyết định, vì có thực mới vực được đạo. Trong một hội nghị hẹp, Cục hậu cần B3 báo cáo Thường vụ - Bộ tư lệnh B3: Hệ thống kho từ mặt trận đến các đơn vị trống rỗng, kho gạo dự trữ chỉ đủ nuôi bộ đội toàn mặt trận được một tuần, thực phẩm cạn kiệt, đạn thiếu nghiêm trọng... Từ hậu phương miền Bắc không chi viện vào được; cửa khẩu miền Tây do Campuchia biến động bị đóng cửa; Đồng bào địa phương đói hơn bộ đội lấy đâu mà cho... Trong điều kiện khó khăn như vậy, nhưng mặt trận Tây Nguyên vẫn phải bảo đảm việc cung cấp lương thực cho các đoàn cả quân, dân chính, thương bệnh binh từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam đi qua hành lang Tây Nguyên. Tiêu chuẩn ăn hàng ngày từ 0,5kg, rút xuống 0,25 kg và xuống 0,12kg một ngày. Đi đôi với cái đói là thiếu, có thể nói thiếu đủ mọi thứ, từ hạt muối, điếu thuốc, bánh xà phòng. Ở cơ quan 8 người cấp 1 bộ quần áo, chiến sỹ 1 năm được 0,25kg xà phòng. Cái đói ở Tây Nguyên đã trở thành giai thoại, được đi vào thơ ca, đó là cái ống coóng. Bộ đội ta dùng cái ống bơ, ống coóng đeo bên người, đi đến đâu, làm việc gì nếu kiếm được cái gì ăn được là cho vào ống coóng đun ăn như: rau rừng, chuột, cá, cua, chim sóc... “Bài ca của chúng tôi là bài ca ống coóng, hành trang quân giải phóng đơn giản nhất trên đời, thô sơ và rực sáng”.
Do thiếu đói nên phát sinh nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh sốt rét ác tính, phù nề do thiếu chất vitamin B1 không chỉ chết do bom đạn địch mà còn chịu bao tai hoạ khác: chết do suối cuốn, núi xô, cây đổ, hổ vồ, rắn rết, bò cạp cắn, chết do nhiễm độc, Mỹ thả Na Pan ngấm vào nước, rau, củ, quả rừng. Cái chết của người lính Tây Nguyên cũng đi vào thơ ca một thời: “Chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ, còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng. Lán hầm nửa đêm mưa xối xả, giấc ngủ vùi bên nhau khô ướt mấy nhiêu lần". Đã làm lính Tây Nguyên thời chống Mỹ có ai thoát khỏi được bệnh sốt rét, thiếu thuốc điều trị trở thành sốt ác tính, sốt rét ác tính ở Tây Nguyên cũng đã cướp đi biết bao đồng chí đồng đội của chúng ta. Nhiều thanh niên trẻ mười tám đôi mươi, sốt rét chọc cả đầu, đôi chân khẳng khiu chống gậy đi như ông già bệnh tật. Có người chết lăn dưới rệ suối, chết úp mặt bên hốc đào củ mài, có người không đi nổi mắc võng bên vệ đường mòn. Khi đơn vị tìm thấy thì mối xông mục nát hết quần áo, đôi mắt chẳng còn... Bác sỹ Lê Cao Đài - Viện trưởng bệnh viện 211 (Tây Nguyên - B3) cho biết: Bộ đội ta đói, thiếu vitamin B1 lại phải lao động nặng nên phù tim. Có người đang sinh hoạt, đang họp lăn ra chết, đang ăn tay buông thõng xuống mà liệt luôn, khi mổ tim to như quả bưởi.
Trước tình hình khó khăn của toàn mặt trận. Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Tây Nguyên - B3 ra nghị quyết lãnh đạo, triển khai kế hoạch củng cố xây dựng lực lượng tinh, gọn, nhẹ, giảm biên chế cơ quan, tăng sức chiến đấu cho đơn vị. Công tác Đảng, công tác chính trị triển khai quán triệt sâu rộng đến từng đơn vị, cán bộ, chiến sỹ với tư tưởng: Có đất là có tất cả, lấy tăng gia sản xuất là mũi nhọn tiến công. Có thời điểm việc tăng gia sản xuất làm ra gạo, ngô, sắn được đặt ngang hoặc trên công tác chiến đấu, “Thực túc binh cường”. Có đủ gạo, đủ sắn cho bộ đội mới xây dựng được đơn vị mạnh, sức chiến đấu cao.
Chủ lực Tây Nguyên trong những năm này còn 4 Trung đoàn (E95, E66, E24, E28) và một số binh chủng kỹ thuật. Phải đưa ra miền Bắc một lực lượng không nhỏ, trong đó có trường quân chính, trường quân y, một số cơ sở quân y trạm điều trị, thương bệnh binh. Quân số còn lại kiên quyết trụ bám chiến trường vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trích 10% quân số chiến đấu đi làm nhiệm vụ chuyên sản xuất. Các cơ quan 50% đi sản xuất, 50% làm chuyên môn nghiệp vụ, luân phiên thay nhau theo thời vụ.
Tăng gia sản xuất chủ yếu là phát rẫy xạ lúa, trồng sắn, ngô, đậu có chỉ tiêu cụ thể theo đầu người. Đơn vị chiến đấu 5 người làm 1 ha, cơ quan 5 người 1 ha. số sản xuất chuyên trách bình quân 1 người làm 1 ha. Chặt đốt cây, phát rẫy để khoảng 1 đến 1,5 tháng cho khô rồi đốt, chờ mưa xuống là xạ lúa hoặc trồng sắn, ngô, bí, đậu. Đã là cán bộ, chiến sý Tây Nguyên năm xưa, ai cũng biết dến bài hát “Tháng ba Tây Nguyên”. Bộ đội ta đi phát rẫy, làm nương tay phồng đỏ, mệt nhọc, đói khát nhưng vẫn lạc quan yêu đời thường hát: “Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông lấy nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”. Người chiến sỹ Tây Nguyên đi phát rẫy, làm nương phải mất 9 tháng mới được hạt gạo, củ sắn. Khi có gạo thành quả làm ra từ chính mồ hôi, sương máu người chiến sỹ ai cũng thấm thìa câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Khi có gạo, nhưng bộ đội ta vẫn phải ăn sắn là chính, được 0,15kg đến 0,25kg gạo một ngày độn với sắn. Gạo dành cho các đơn vị đi làm nhiệm vụ chiến đấu. Chiến sỹ nuôi quân có sáng kiến làm hai loại nạo sắn, mài sắn tươi để đồ, gói bánh để ăn. sắn phơi khô giã bột tráng bánh cuốn cho các thương binh, bệnh binh. Ở đơn vị, cơ quan ăn cơm độn sắn, khi có đồng đội sốt rét không ăn được sắn, sới bát cơm độn sắn ai cũng nhặt từng hạt cơm ra cho đủ bát dành người ốm. Chỉ tiêu trồng sắn hàng năm bình quân đầu người 500 gốc, sắn trồng khắp nơi, trên nương rẫy, trên mép chiến hào, trên nóc hầm, quanh nhà ở, ai đi lấy sắn, đơn vị nào hành quân qua nhổ sắn lên lại phải chặt cây ra từng đoạn và trồng xuống kín diện tích đã thu hoạch, sắn theo các chiến sỹ ra trận, vào chương trình nghị sự trong các cuộc họp giao ban. sắn thành bài hát, hoá thành thơ ca, kỷ niệm một thời không thể nào quên. Ở đâu, chỗ nào cũng thấy hình ảnh cây sắn. Củ sắn thay cơm, lá sắn thay rau, nấu kem đóng thành bánh phát cho đơn vị chiến đấu và dự trữ cho mùa khô. Cây sắn được chiến sỹ ta ví von sức mạnh còn hơn cả vườn mơ trong truyện tào tháo. Có một nhạc sĩ đã sáng tác bài hát “Cây sắn tấn công”, “ Một cây sắn ta trồng là một tên Mỹ gục, ngàn cây sắn ta vun là ngàn giặc Mỹ tan thây” “khoái không, khoái không”.
Năm tháng đã trôi qua, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở hai bên bờ sông Sa Thày, Pô Cô, vùng ngã ba biên giới Pa Kha, Tà xẻng, Đắk Son còn lưu luyến mãi cái tên: “Bộ đội Nông trường 1, nương rẫy nông trường 1”. Cái tên nông trường 1 (Sư đoàn BB1) mãi mãi trong lòng dân.
Bước vào năm 1969, năm đặc biệt khó khăn đối với chiến trường Tây Nguyên, tưởng chừng không thể vượt qua. Năm 1969- 1972, thiếu và đói là khó khăn hàng đầu đối với các đơn vị, cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thiếu đạn, thiếu thuốc chữa bệnh, thiếu quân trang quân dụng, đặc biệt là thiếu lương thực. Cán bộ, chiến sỹ Tây Nguyên - B3 năm xưa còn sống trở về chắc không thể nào quên những năm tháng khó khăn thiếu đói ấy. Ám ảnh nhất, ấn tượng nhất trong mỗi người chiến sỹ Tây Nguyên là cái đói. Phải chiến thắng cái đói mới nói đến đánh giặc. Bộ đội thời ấy suy tôn gạo là tư lệnh cao nhất, mọi kế hoạch, chủ trương, việc làm lúc ấy đều do gạo quyết định, vì có thực mới vực được đạo. Trong một hội nghị hẹp, Cục hậu cần B3 báo cáo Thường vụ - Bộ tư lệnh B3: Hệ thống kho từ mặt trận đến các đơn vị trống rỗng, kho gạo dự trữ chỉ đủ nuôi bộ đội toàn mặt trận được một tuần, thực phẩm cạn kiệt, đạn thiếu nghiêm trọng... Từ hậu phương miền Bắc không chi viện vào được; cửa khẩu miền Tây do Campuchia biến động bị đóng cửa; Đồng bào địa phương đói hơn bộ đội lấy đâu mà cho... Trong điều kiện khó khăn như vậy, nhưng mặt trận Tây Nguyên vẫn phải bảo đảm việc cung cấp lương thực cho các đoàn cả quân, dân chính, thương bệnh binh từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam đi qua hành lang Tây Nguyên. Tiêu chuẩn ăn hàng ngày từ 0,5kg, rút xuống 0,25 kg và xuống 0,12kg một ngày. Đi đôi với cái đói là thiếu, có thể nói thiếu đủ mọi thứ, từ hạt muối, điếu thuốc, bánh xà phòng. Ở cơ quan 8 người cấp 1 bộ quần áo, chiến sỹ 1 năm được 0,25kg xà phòng. Cái đói ở Tây Nguyên đã trở thành giai thoại, được đi vào thơ ca, đó là cái ống coóng. Bộ đội ta dùng cái ống bơ, ống coóng đeo bên người, đi đến đâu, làm việc gì nếu kiếm được cái gì ăn được là cho vào ống coóng đun ăn như: rau rừng, chuột, cá, cua, chim sóc... “Bài ca của chúng tôi là bài ca ống coóng, hành trang quân giải phóng đơn giản nhất trên đời, thô sơ và rực sáng”.
Do thiếu đói nên phát sinh nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh sốt rét ác tính, phù nề do thiếu chất vitamin B1 không chỉ chết do bom đạn địch mà còn chịu bao tai hoạ khác: chết do suối cuốn, núi xô, cây đổ, hổ vồ, rắn rết, bò cạp cắn, chết do nhiễm độc, Mỹ thả Na Pan ngấm vào nước, rau, củ, quả rừng. Cái chết của người lính Tây Nguyên cũng đi vào thơ ca một thời: “Chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ, còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng. Lán hầm nửa đêm mưa xối xả, giấc ngủ vùi bên nhau khô ướt mấy nhiêu lần". Đã làm lính Tây Nguyên thời chống Mỹ có ai thoát khỏi được bệnh sốt rét, thiếu thuốc điều trị trở thành sốt ác tính, sốt rét ác tính ở Tây Nguyên cũng đã cướp đi biết bao đồng chí đồng đội của chúng ta. Nhiều thanh niên trẻ mười tám đôi mươi, sốt rét chọc cả đầu, đôi chân khẳng khiu chống gậy đi như ông già bệnh tật. Có người chết lăn dưới rệ suối, chết úp mặt bên hốc đào củ mài, có người không đi nổi mắc võng bên vệ đường mòn. Khi đơn vị tìm thấy thì mối xông mục nát hết quần áo, đôi mắt chẳng còn... Bác sỹ Lê Cao Đài - Viện trưởng bệnh viện 211 (Tây Nguyên - B3) cho biết: Bộ đội ta đói, thiếu vitamin B1 lại phải lao động nặng nên phù tim. Có người đang sinh hoạt, đang họp lăn ra chết, đang ăn tay buông thõng xuống mà liệt luôn, khi mổ tim to như quả bưởi.
Trước tình hình khó khăn của toàn mặt trận. Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Tây Nguyên - B3 ra nghị quyết lãnh đạo, triển khai kế hoạch củng cố xây dựng lực lượng tinh, gọn, nhẹ, giảm biên chế cơ quan, tăng sức chiến đấu cho đơn vị. Công tác Đảng, công tác chính trị triển khai quán triệt sâu rộng đến từng đơn vị, cán bộ, chiến sỹ với tư tưởng: Có đất là có tất cả, lấy tăng gia sản xuất là mũi nhọn tiến công. Có thời điểm việc tăng gia sản xuất làm ra gạo, ngô, sắn được đặt ngang hoặc trên công tác chiến đấu, “Thực túc binh cường”. Có đủ gạo, đủ sắn cho bộ đội mới xây dựng được đơn vị mạnh, sức chiến đấu cao.
Chủ lực Tây Nguyên trong những năm này còn 4 Trung đoàn (E95, E66, E24, E28) và một số binh chủng kỹ thuật. Phải đưa ra miền Bắc một lực lượng không nhỏ, trong đó có trường quân chính, trường quân y, một số cơ sở quân y trạm điều trị, thương bệnh binh. Quân số còn lại kiên quyết trụ bám chiến trường vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trích 10% quân số chiến đấu đi làm nhiệm vụ chuyên sản xuất. Các cơ quan 50% đi sản xuất, 50% làm chuyên môn nghiệp vụ, luân phiên thay nhau theo thời vụ.
Tăng gia sản xuất chủ yếu là phát rẫy xạ lúa, trồng sắn, ngô, đậu có chỉ tiêu cụ thể theo đầu người. Đơn vị chiến đấu 5 người làm 1 ha, cơ quan 5 người 1 ha. số sản xuất chuyên trách bình quân 1 người làm 1 ha. Chặt đốt cây, phát rẫy để khoảng 1 đến 1,5 tháng cho khô rồi đốt, chờ mưa xuống là xạ lúa hoặc trồng sắn, ngô, bí, đậu. Đã là cán bộ, chiến sý Tây Nguyên năm xưa, ai cũng biết dến bài hát “Tháng ba Tây Nguyên”. Bộ đội ta đi phát rẫy, làm nương tay phồng đỏ, mệt nhọc, đói khát nhưng vẫn lạc quan yêu đời thường hát: “Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông lấy nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”. Người chiến sỹ Tây Nguyên đi phát rẫy, làm nương phải mất 9 tháng mới được hạt gạo, củ sắn. Khi có gạo thành quả làm ra từ chính mồ hôi, sương máu người chiến sỹ ai cũng thấm thìa câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Khi có gạo, nhưng bộ đội ta vẫn phải ăn sắn là chính, được 0,15kg đến 0,25kg gạo một ngày độn với sắn. Gạo dành cho các đơn vị đi làm nhiệm vụ chiến đấu. Chiến sỹ nuôi quân có sáng kiến làm hai loại nạo sắn, mài sắn tươi để đồ, gói bánh để ăn. sắn phơi khô giã bột tráng bánh cuốn cho các thương binh, bệnh binh. Ở đơn vị, cơ quan ăn cơm độn sắn, khi có đồng đội sốt rét không ăn được sắn, sới bát cơm độn sắn ai cũng nhặt từng hạt cơm ra cho đủ bát dành người ốm. Chỉ tiêu trồng sắn hàng năm bình quân đầu người 500 gốc, sắn trồng khắp nơi, trên nương rẫy, trên mép chiến hào, trên nóc hầm, quanh nhà ở, ai đi lấy sắn, đơn vị nào hành quân qua nhổ sắn lên lại phải chặt cây ra từng đoạn và trồng xuống kín diện tích đã thu hoạch, sắn theo các chiến sỹ ra trận, vào chương trình nghị sự trong các cuộc họp giao ban. sắn thành bài hát, hoá thành thơ ca, kỷ niệm một thời không thể nào quên. Ở đâu, chỗ nào cũng thấy hình ảnh cây sắn. Củ sắn thay cơm, lá sắn thay rau, nấu kem đóng thành bánh phát cho đơn vị chiến đấu và dự trữ cho mùa khô. Cây sắn được chiến sỹ ta ví von sức mạnh còn hơn cả vườn mơ trong truyện tào tháo. Có một nhạc sĩ đã sáng tác bài hát “Cây sắn tấn công”, “ Một cây sắn ta trồng là một tên Mỹ gục, ngàn cây sắn ta vun là ngàn giặc Mỹ tan thây” “khoái không, khoái không”.
Năm tháng đã trôi qua, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ở hai bên bờ sông Sa Thày, Pô Cô, vùng ngã ba biên giới Pa Kha, Tà xẻng, Đắk Son còn lưu luyến mãi cái tên: “Bộ đội Nông trường 1, nương rẫy nông trường 1”. Cái tên nông trường 1 (Sư đoàn BB1) mãi mãi trong lòng dân.