Sau thất bại ở Buôn Ma Thuột , đặc biệt sau trận thảm bại của Sư đoàn 23 địch đến giải cứu Buôn Ma Thuột . Tổng thống Việt Nam cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh rút toàn bộ lực lượng còn lại khỏi Cao Nguyên . Thế là chỉ bằng một trận Buôn Ma Thuột ta không tốn một viên đạn nào cũng giải phóng được Kon Tum và Play Cu . Trang Lính Tây Nguyên xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của bạn Bùi Tiến về ngày đầu tiếp quản thị xã Play Cu .
NHỮNG GIÂY PHÚT ĐẦU TIÊN VÀO TIẾP QUẢN THỊ XÃ PLAY CU THÁNG 3/1975 .
Bùi Tiến... Sau khi dùng trực thăng đổ quân xuống thị trấn Phước An hòng tái chiếm lại Ban Mê Thuột thất bại ,tình hình chiến sự thay đổi một cách chóng mặt , địch biết không thể giữ được Tây nguyên nên đã quyết định bỏ TN , đang rút chạy về phía biển theo đường 7.
Việc phát hiện ra hiện tượng quân địch rút khỏi Tây nguyên cũng rất tình cờ :ở sở chỉ huy chiến dịch luôn luôn có một tổ điện báo thuộc thông tấn xã VN đi theo phục vụ ,tổ gồm có 3 chiến sĩ hàng ngày thu tin tức bằng tín hiệu Moocs ,hôm ấy các anh thu được tin của một hãng thông tấn ngước ngoài đưa :” trong thành phố Plâyku có nhiều khói trắng bốc lên ,nghi phía VNCH đang triệt thoái khỏi thành phố “,tin được đưa ngay lên chỉ huy ,các thủ trưởng cho kiểm tra ,đơn vị kiểm tra điện về là địch đã rút khỏi Plâyku theo đường 7,mọi người ở chỉ huy sở rất bất ngờ ,có một người sĩ quan nói to ;
- Plâyku giải phóng rồi !
Lại một người nữa nói :
-Ban Mê Thuột chứ !
lại một người nói:
- cả BanMe Thuột và Plâyku đều giải phóng rồi !
Mọi người đứng hết cả dậy ôm nhau sung sướng .hôm ấy là ngày 17/3 ,tình hình rất khẩn chương , ngay sau khi được tin địch đã rút chạy khỏi Plây ku, sở chỉ huy chiến dịch lệnh cho sư trưởng sư 320 Kim Tuấn phải bằng mọi giá chặn địch trên đường 7, “Chậm trễ lúc này là có tội với lịch sử”, đồng thời tổ chức một đoàn đi kiểm tra tình hình tại Plâyku và đôn đốc việc chặn địch . Cứ thẳng đường 14 đoàn xe chạy về phía bắc hướng thành phố Plây ku .Ra khỏi thị xã BMT một đoạn, chúng tôi gặp một đoàn xe vận tải của 470 ,có khoảng 50chiếc toàn xe không ,chạy cùng chiều ,đây là đoàn xe đang phục vụ các đơn vị đánh BMT,nay được điều động lên chở quân sư 320 chuy kích địch . một tình huống bất gờ một chiếc xe tải chạy sát va vào xe của cụ Phí triệu Ham đại tá phó chính ủy mặt trận , làm xe bật sang một bên , may mà ko bị đổ .lúc đó mọi người ngồi xe đi trước đã cho xe chặn chiếc xe tải lại .Tất cả doàn xe của mặt trận và đoàn vận tải đều đứng lại .Mấy anh vệ binh kéo người lái xe tải xuống ,lúc đó thấy người lái xe tải mặt tái mét ,chắc lúc đó mới biết chỉ chút nữa đã gây tai lạn cho một người chỉ huy quân đội cấp cao ,anh ta xin nỗi và mấy anh vệ binh cũng chỉ giữ một đoạn rồi thả xuống .
Xe tiệp tục chạy vào thành phố Plâyku, đường phố vắng tanh ,lác đác có mấy chiến sĩ đứng gác ở ngã tư,đây là các chiến sĩ của trung đoàn 95A là đơn vị gần thành phố nhất ,được một người là trung sĩ quân y phía VNCH ,cũng là cơ sở của ta dẫn đường vào thành phố ,và cũng mới vào thành phố trước chúng tôi mấy tiếng .chỉ huy trung đoàn báo cáo là đã cho đơn vị chiếm lĩnh tất cả các vị trí của quân khu và quân đoàn 2 ,các cơ quan dân sự ,các ngã 3 ,ngã tư . nhưng do địa bàn rộng và có nhiều vị trí thiết yếu nên mỗi vị trí chỉ có vài chiến sĩ . Tất cả các đơn vị đều không chuẩn bị bản đồ các mục tiêu trong thành phố . Cả thành phố gần như các nhà dân đều đóng cửa im ỉm ,đa phần trong hoảng loạn đã chạy theo quân ngụy khi rút chạy ,còn những người dân không chạy theo quân đội VNCH cũng chưa dám ra đường ,chưa thấy có cờ ,khẩu hiệu gì . Thành phố Plâyku có lẽ là thành phố cũng lâu đời ,có những dẫy phố ,hai bên có hàng cây thông già cổ thụ xà thấp xuống gần mặt đường trông rất đẹp .
Đoàn xe chúng tôi chạy đến sân bay Cù Hanh ở đây cũng đã thấy có mấy chiến sĩ đứng gác ở cổng sân bay.Sân bay Cù Hanh là sân bay lớn của Tây Nguyên ,có bộ tư lệnh sư đoàn không quân số 2 VNCH,cảnh tượng đầu tiên mà tôi ấn tượng nhất là nhìn thấy cả một khoảng trời mêng mông , sân bay ở trên một vùng đất cao ,rất rộng . đã mấy năm ơ trong rừng âm u chỉ nhìn được một khoảng cách mấy mét ,hôm ấy mới được phóng tầm mắt theo đường băng mất hút về phía chân trời .Chúng tôi đi ra khu để máy bay ,thấy cảnh hàng dẫy máy bay xếp hàng thẳng tắp đang cháy ,nhưng không có ngọn lửa ,chỉ thấy khói .nhiều cái mới cháy khoang lái ,kính bị bung đi đâu mất .Hình như chủ yếu là loại A37 và T28 ,có lẽ cháy do đốt và bị đan pháo.Cơ sở vật chất quân sự ở đây quá mạnh .
Đến chiều tối thì chúng tôi về đến chân núi Hàm rồng ,đây là căn cứ pháo binh lớn nhất của cả vùng ,trong ánh sáng mờ mờ nhập nhoạng ,tôi nhìn thấy cơ man nào là xe pháo của địch còn vất lại ,thật không thể tưởng tượng được ,những khẩu pháo vua chiến trường lại hiện đại đến thế ,nòng dài đến hơn chục mét , những cỗ xe tăng M48 hầu như còn nguyên vẹn vứt lại quanh căn cứ .Có lẽ phải đến đây mới thấy được vũ khí Mỹ để lại cho quân ngụy nhiều như thế nào .
Thế là thành phố P lây ku được giải phóng .nơi đây có cả bộ tư lệnh quân khu2 ,quân đoàn 2 VNCH đóng ,có cả sư đoàn 2 không quân ,có cụm pháo binh trên đồi Hàm Rồng mạnh nhất Tây nguyên .Trước chiến dịch ,dù có lạc quan đến thế nào cũng không ai dám nghĩ đến chiếm được thành phố trong chiến dịch này .