ĐĂK RƠ CÓT là một địa danh cách thị xã Kon Tum khoảng hơn chục Km về phía Tây . Đây là một địa danh mà Lính Sư 10 không thể quên. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều những trận đánh ác liệt giữa ta và địch suốt những năm 1973 - 1974 . Lính Sư 10 còn gọi ĐẮC RƠ CÓT bằng một cái tên rất hài hước và không thể quên: ĐỨT RÂY CÓT. Trang Lính Tây Nguyên xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một bài viết của anh Nguyễn Sau (D8 - E66 )về địa danh này .( Một trong 18 chương trong cuốn hồi kí Tây Nguyên một thời để nhớ )
ĐAK RƠ CÓT - SỰ GIẰNG CO QUYẾT LIỆT
Nguyễn Sau - E66
Nguyễn Sau - E66
Đắk rơ cot là một bản nằm trên một gò đất của một thung lũng gần vị trí Non Nước . Đây là một vị trí nằm ở phía Tây của thị xã Kon Tum và nằm ven quốc lộ 14 nên có một tầm quan trọng vừa là bảo vệ thị xã vừa là bàn đạp để mở rộng địa bàn hoạt động lấn chiếm đất sau khi kí kết hiệp định Pa- Ri về Việt Nam.
Ngày 27/01/1973 là một ngày vui đối với những người lính chiến trường chúng tôi. Hiệp định Pa-Ri về Việt Nam được kí kết, người Mĩ hoàn toàn rút khỏi miền Nam, như vậy hòa bình đang đến gần, từ nay trở đi, đầu sẽ ít rơi, máu sẽ ít chảy, ai cũng nghĩ như vậy. Nhưng có ngờ đâu, sự việc lại không xảy ra như ý muốn . Sáng ngày 27, C5 của chúng tôi đang làm nhiệm vụ giữ chốt 601 B như mọi ngày thì trên cao có tiếng máy bay ì ì từ xa vọng lại, linh tính chúng tôi bảo rằng thằng B52 lại định rót bom xuống đâu đây? Trong chiến trường, chúng tôi quen rồi, phân biệt được ngay đâu là tiếng máy bay B52, đâu là tiếng C130, đâu là tiếng trực thăng, tiếng OV10, L19 vv. Đang phán đoán tình hình thì một loạt bom tọa độ của B52 rải xuống một nơi xa, may thay khu vực đó chỉ là một khu rừng trống, không có bộ đội ở. Ngày 28/01/1973, một ngày sau khi hiệp định Pa Ri được kí kết, không gian xung quanh chúng tôi đang chốt giữ trở lên yên lặng khác thường. Nguyên ngày hôm qua và cho đến cả sáng sớm ngày hôm nay, pháo địch còn bắn cầm canh ùng oàng đây đó, vậy mà đúng 8 giờ sáng mọi tiếng động trở nên im bặt lạ thường. Sự im lặng hiếm có trong chiến tranh. Nếu như không phải hiệp định Pa Ri vừa được kí kết hôm qua thì chúng tôi đinh ninh rằng sự im lặng đó sẽ báo hiệu một điều gì đó sẽ rất khủng khiếp sắp xảy ra. Kinh nghiệm trong chiến trường của chúng tôi là như vậy. Nhưng đây lại là một sự kiện chính trị lớn vừa diễn ra nên điều ấy khiến những người lính chiến trường chúng tôi thấy ngỡ ngàng, phân vân. Điều gì đây? Kết thúc chiến tranh rồi ư? Hòa bình rồi hay sao? Hay chỉ là một sự im lặng tạm thời? Bao câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu.

Khoảng hơn 10 giờ, chúng tôi đang chuẩn bị giở cơm nắm ra ăn trưa thì ngoài trạm gác, trinh sát báo về có khoảng hơn 10 tên địch đang chạy về hướng cầu sập, cách chúng tôi đang chốt giữ khoảng 200m. Lệnh của tiểu đoàn cho C8 kích cối vào đội hình địch và C5 có nhiệm vụ xung phong ra bắt sống. Chúng tôi đành bỏ kế hoạch ăn cơm để làm nhiệm vụ. Tôi khoác vội khẩu AK báng gập chạy ra cùng với anh em trong đơn vị. Việc bắt sống nhóm địch này không có gì là khó so với cả một đại đội. Kết quả chúng tôi tóm được 11 tên trong đó có 2 tên là thiếu úy trung đội trưởng . Trong số lính bị bắt, có một tên quê gốc ở Bắc Ninh quê tôi. Trước khi giao về tiểu đoàn, đại trưởng C5 anh Hanh hỏi tên thiếu úy:
- Chúng mày ở đơn vị nào? Tại sao lại chạy qua đây?
- Dạ, thưa các ổng – một tên thiếu úy vội trả lời – chúng con ở tiểu đoàn 3 trung đoàn 45 biết là hiệp định Ba Lê vừa được kí kết, hòa bình sắp đến nơi, chúng con tìm cách bỏ chạy về hướng thị xã để hi vọng một cuộc sống hòa bình sau này, không ngờ bị các ổng bắt, chúng con có tội ạ.
Tên nào tên nấy sợ nen nét. Ánh mắt lo sợ hiện lên từng khuôn mặt. Hai tay bị trói run lên bần bật, chân để trần bị bắt tháo giầy trở nên lóng ngóng , mắt hết nhìn hướng nọ sang hướng kia. Có lẽ trong suy nghĩ của chúng cánh cửa hòa bình đang rộng mở thì không may bị bắt nên chúng mới có tâm trạng thế chăng? Sau một vài câu khai thác ban đầu để nắm tình hình, đơn vị liền cho giải tù binh về tiểu đoàn.
Sau ngày hiệp định Pa Ri được kí kết , lúc đầu hai bên giữa ta và địch có vẻ chấp hành nghiêm chỉnh. Những vùng giáp ranh giữa ta và địch thường xây dựng một căn nhà “hòa hợp dân tộc” để hai bên sẽ cử đại diện ra nói chuyện về lập trường quan điểm chính trị, về đất nước ,về dân tộc của mình. Cái tên gọi “nhà hòa hợp dân tộc” khiến cho chúng tôi và chắc là cả bên đối phương cũng vợi đi phần nào sự gian khổ, đau thương, hi sinh, mất mát. Chúng tôi thầm nghĩ là vậy. Mỗi bên cử một cấp cấp chỉ huy cao nhất, có trình độ, ăn nói giỏi và hai người phụ tá ra gặp nhau nói chuyện. Ta thường mang bánh kẹo, chè gói Tân Cương, thuốc lá Điện Biên bao bạc, bật lửa con bướm Trung Quốc ra tiếp đãi, còn đối phương thì mời ta bánh kẹo, cà phê Buôn Ma Thuột, thuốc lá Rubi Quien, bật lửa Rippo Mĩ để tiếp lại. Quả thật những đồ của đối phương đem ra tiếp đón chất lượng hơn hẳn của ta nhiều. Ta chê đối phương cầm súng Mĩ, đánh thuê cho Mĩ thì chúng đấu lại là ta cầm súng Nga, Tầu đánh lại đồng bào mình. Ta chê lá cờ ba sọc thì chúng chê ta lá cờ sao vàng, bênh vực và ngụy biện cho rằng ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Cứ thế, qua các lần gặp để đấu tranh chính trị, bên nào cũng giữ vững lập trường quan điểm của mình, không bên nào chịu nhường bên nào. Sự việc đó chỉ diễn ra quãng hơn tháng gì đó còn thì từ tháng 3, tháng 4 năm 1973 trở đi thì hai bên choang nhau thực sự, không còn hòa hợp hay đấu tranh chính trị gì nữa

Một lần, quãng giữa tháng 4 năm 1973, tôi cùng đoàn cán bộ đi chuẩn bị địa hình phía đông nam Đắk Rơ Cot để nắm lại tình hình địch cho chắc chắn, lúc này tôi đang làm liên lạc của C5-D8 Đoàn phân công anh Hanh đại đội trưởng cùng với hai liên lạc tôi và Bình cùng đồng hương trong huyện đi nắm tình hình địch ở bên kia đường xe, đường ô tô bỏ lâu ngày trong rừng. Rừng le rậm rạp cỏ tranh tốt ngập ngang người . Những lá cỏ tranh vừa cao, vừa sắc, vừa cứng va quyệt vào cổ, vào trán nghe đến rợn người. Ba người chúng tôi luồn lách,dò dẫm từng tí một. Người khom khom, tay lăm lăm khẩu súng, chân bước đi thật nhẹ, thật êm, cố không để gây tiếng động, mắt lia ngang, lia dọc. Vì rừng le lẫn cỏ tranh quá rậm rạp, hơn nữa lại là mùa khô nên các cành cây khô, những ngọn tranh khô rất hay dễ gẫy và phát ra tiếng động, anh Hanh hội ý ba người và bảo:
- Bây giờ Bình sẽ ngồi lại tại đây, Sau hãy bỏ gùi lại để Bình trông, anh và chú sẽ bò vào sâu hơn nữa. Nếu có súng nổ, Bình sẽ chạy về phía sau.
Để gùi lại chỗ Bình, tôi và anh Hanh bò vào sâu hơn nữa. Trời không nắng lắm, lúc này khoảng hơn chín giờ sáng, rừng cây rậm rạp, không gian yên tĩnh lạ thường, càng yên tĩnh đòi hỏi càng phải thận trọng, nhất là âm thanh. Âm thanh của bước đi, âm thanh của tiếng nói sao cho ở độ nhỏ nhất. Khi hai người đã bò vào khá sâu, thì bỗng nghe có một tiếng động nhỏ, lúc đầu chưa rõ là tiếng động gì. Một phút…hai phút…bốn, năm, sáu phút bỗng có tiếng ho rất sẽ, hai phút sau đó thấy có tiếng nói chuyện rất nhỏ. Biết chắc chắn là địch, anh Hanh và tôi nín thở đợi chờ, mắt chăm chăm nhìn về phía những bụi le trước mặt.

Quả nhiên chỉ một lát sau, sáu, bảy tên địch thuộc lực lượng cộng hòa quần áo màu xám bước ra ngoài bãi cỏ tranh, có lẽ chúng đi tuần tra xung quanh vị trí thì phải. Cỏ tranh cao, chúng chỉ hở từ ngực trở lên. Đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp nhìn thấy địch từ ngày vào chiến trường, tâm trạng rất hồi hộp và cũng rất sợ bởi vì tên nào tên ấy tùm hụp trong chiếc mũ sắt nên trông càng sợ. Anh Hanh nói nhỏ nhưng vẫn đủ nghe rõ:
- Mở chốt an toàn, cả hai cùng bắn nhé!
- Rõ, tôi khẽ trả lời.
Hai người cùng mở chốt an toàn. Một giây…hai giây…ba giây, chưa thấy anh Hanh nổ súng, tôi càng hồi hộp, tôi đợi anh Hanh nổ súng thì tôi cũng nổ. Cả sáu, bảy tên đang lặng lẽ tiến về phía chúng tôi cách nhau chỉ chừng ba mươi mét. Gần lắm rồi,anh Hanh nổ súng, tôi cũng nổ súng theo. Mỗi người nện hai loạt đạn rồi chạy, thế là hai bên cùng chạy. Vì địch ở gần vị trí nên chúng quạt đại liên về phía chúng tôi liên hồi. Đạn chiu chíu trên đầu, đạn phầm phập cắm vào mặt đất, găm vào gốc cây xung quanh. Tôi và anh Hanh chạy thục mạng về phía sau và trở về đơn vị.Về tới nhà, Bình liên lạc cùng đi với tôi đã về tới nhà từ bao giờ. Nghe tiếng súng bất thình lình, Bình bỏ luôn cả gùi của tôi để chạy thoát thân. Sau khi anh Hanh báo cáo tình hình địch xong xuôi, lúc này tiểu đoàn trưởng Nhân mới hỏi tôi:
- Thế nào, thằng em hôm nay gặp địch có sợ không?
Tôi lúc này đã bình tĩnh trở lại, nhẹ nhàng trả lời:
- Dạ, em rất sợ nhưng bây giờ thì hết sợ rồi.
Tất cả cùng cười rộ lên. Thủ trưởng Nhân lại hỏi tiếp:
- Thế trong gùi của em có những gì?
Tôi nhẹ nhàng trả lời:
- Dạ, trong gùi của em chỉ có mỗi một cái bọc võng, một tấm dù ca rô và bốn nắm cơm.
- Thế thì tốt rồi, thủ trưởng nói tiếp – Anh chỉ sợ trong gùi có tài liệu gì liên quan đến đơn vị hoặc cá nhân thì nguy hiểm quá!
Tất cả cùng cười vui vẻ.....
(Còn nữa ...)
Ngày 27/01/1973 là một ngày vui đối với những người lính chiến trường chúng tôi. Hiệp định Pa-Ri về Việt Nam được kí kết, người Mĩ hoàn toàn rút khỏi miền Nam, như vậy hòa bình đang đến gần, từ nay trở đi, đầu sẽ ít rơi, máu sẽ ít chảy, ai cũng nghĩ như vậy. Nhưng có ngờ đâu, sự việc lại không xảy ra như ý muốn . Sáng ngày 27, C5 của chúng tôi đang làm nhiệm vụ giữ chốt 601 B như mọi ngày thì trên cao có tiếng máy bay ì ì từ xa vọng lại, linh tính chúng tôi bảo rằng thằng B52 lại định rót bom xuống đâu đây? Trong chiến trường, chúng tôi quen rồi, phân biệt được ngay đâu là tiếng máy bay B52, đâu là tiếng C130, đâu là tiếng trực thăng, tiếng OV10, L19 vv. Đang phán đoán tình hình thì một loạt bom tọa độ của B52 rải xuống một nơi xa, may thay khu vực đó chỉ là một khu rừng trống, không có bộ đội ở. Ngày 28/01/1973, một ngày sau khi hiệp định Pa Ri được kí kết, không gian xung quanh chúng tôi đang chốt giữ trở lên yên lặng khác thường. Nguyên ngày hôm qua và cho đến cả sáng sớm ngày hôm nay, pháo địch còn bắn cầm canh ùng oàng đây đó, vậy mà đúng 8 giờ sáng mọi tiếng động trở nên im bặt lạ thường. Sự im lặng hiếm có trong chiến tranh. Nếu như không phải hiệp định Pa Ri vừa được kí kết hôm qua thì chúng tôi đinh ninh rằng sự im lặng đó sẽ báo hiệu một điều gì đó sẽ rất khủng khiếp sắp xảy ra. Kinh nghiệm trong chiến trường của chúng tôi là như vậy. Nhưng đây lại là một sự kiện chính trị lớn vừa diễn ra nên điều ấy khiến những người lính chiến trường chúng tôi thấy ngỡ ngàng, phân vân. Điều gì đây? Kết thúc chiến tranh rồi ư? Hòa bình rồi hay sao? Hay chỉ là một sự im lặng tạm thời? Bao câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu.

Khoảng hơn 10 giờ, chúng tôi đang chuẩn bị giở cơm nắm ra ăn trưa thì ngoài trạm gác, trinh sát báo về có khoảng hơn 10 tên địch đang chạy về hướng cầu sập, cách chúng tôi đang chốt giữ khoảng 200m. Lệnh của tiểu đoàn cho C8 kích cối vào đội hình địch và C5 có nhiệm vụ xung phong ra bắt sống. Chúng tôi đành bỏ kế hoạch ăn cơm để làm nhiệm vụ. Tôi khoác vội khẩu AK báng gập chạy ra cùng với anh em trong đơn vị. Việc bắt sống nhóm địch này không có gì là khó so với cả một đại đội. Kết quả chúng tôi tóm được 11 tên trong đó có 2 tên là thiếu úy trung đội trưởng . Trong số lính bị bắt, có một tên quê gốc ở Bắc Ninh quê tôi. Trước khi giao về tiểu đoàn, đại trưởng C5 anh Hanh hỏi tên thiếu úy:
- Chúng mày ở đơn vị nào? Tại sao lại chạy qua đây?
- Dạ, thưa các ổng – một tên thiếu úy vội trả lời – chúng con ở tiểu đoàn 3 trung đoàn 45 biết là hiệp định Ba Lê vừa được kí kết, hòa bình sắp đến nơi, chúng con tìm cách bỏ chạy về hướng thị xã để hi vọng một cuộc sống hòa bình sau này, không ngờ bị các ổng bắt, chúng con có tội ạ.
Tên nào tên nấy sợ nen nét. Ánh mắt lo sợ hiện lên từng khuôn mặt. Hai tay bị trói run lên bần bật, chân để trần bị bắt tháo giầy trở nên lóng ngóng , mắt hết nhìn hướng nọ sang hướng kia. Có lẽ trong suy nghĩ của chúng cánh cửa hòa bình đang rộng mở thì không may bị bắt nên chúng mới có tâm trạng thế chăng? Sau một vài câu khai thác ban đầu để nắm tình hình, đơn vị liền cho giải tù binh về tiểu đoàn.
Sau ngày hiệp định Pa Ri được kí kết , lúc đầu hai bên giữa ta và địch có vẻ chấp hành nghiêm chỉnh. Những vùng giáp ranh giữa ta và địch thường xây dựng một căn nhà “hòa hợp dân tộc” để hai bên sẽ cử đại diện ra nói chuyện về lập trường quan điểm chính trị, về đất nước ,về dân tộc của mình. Cái tên gọi “nhà hòa hợp dân tộc” khiến cho chúng tôi và chắc là cả bên đối phương cũng vợi đi phần nào sự gian khổ, đau thương, hi sinh, mất mát. Chúng tôi thầm nghĩ là vậy. Mỗi bên cử một cấp cấp chỉ huy cao nhất, có trình độ, ăn nói giỏi và hai người phụ tá ra gặp nhau nói chuyện. Ta thường mang bánh kẹo, chè gói Tân Cương, thuốc lá Điện Biên bao bạc, bật lửa con bướm Trung Quốc ra tiếp đãi, còn đối phương thì mời ta bánh kẹo, cà phê Buôn Ma Thuột, thuốc lá Rubi Quien, bật lửa Rippo Mĩ để tiếp lại. Quả thật những đồ của đối phương đem ra tiếp đón chất lượng hơn hẳn của ta nhiều. Ta chê đối phương cầm súng Mĩ, đánh thuê cho Mĩ thì chúng đấu lại là ta cầm súng Nga, Tầu đánh lại đồng bào mình. Ta chê lá cờ ba sọc thì chúng chê ta lá cờ sao vàng, bênh vực và ngụy biện cho rằng ba sọc tượng trưng cho ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Cứ thế, qua các lần gặp để đấu tranh chính trị, bên nào cũng giữ vững lập trường quan điểm của mình, không bên nào chịu nhường bên nào. Sự việc đó chỉ diễn ra quãng hơn tháng gì đó còn thì từ tháng 3, tháng 4 năm 1973 trở đi thì hai bên choang nhau thực sự, không còn hòa hợp hay đấu tranh chính trị gì nữa

Một lần, quãng giữa tháng 4 năm 1973, tôi cùng đoàn cán bộ đi chuẩn bị địa hình phía đông nam Đắk Rơ Cot để nắm lại tình hình địch cho chắc chắn, lúc này tôi đang làm liên lạc của C5-D8 Đoàn phân công anh Hanh đại đội trưởng cùng với hai liên lạc tôi và Bình cùng đồng hương trong huyện đi nắm tình hình địch ở bên kia đường xe, đường ô tô bỏ lâu ngày trong rừng. Rừng le rậm rạp cỏ tranh tốt ngập ngang người . Những lá cỏ tranh vừa cao, vừa sắc, vừa cứng va quyệt vào cổ, vào trán nghe đến rợn người. Ba người chúng tôi luồn lách,dò dẫm từng tí một. Người khom khom, tay lăm lăm khẩu súng, chân bước đi thật nhẹ, thật êm, cố không để gây tiếng động, mắt lia ngang, lia dọc. Vì rừng le lẫn cỏ tranh quá rậm rạp, hơn nữa lại là mùa khô nên các cành cây khô, những ngọn tranh khô rất hay dễ gẫy và phát ra tiếng động, anh Hanh hội ý ba người và bảo:
- Bây giờ Bình sẽ ngồi lại tại đây, Sau hãy bỏ gùi lại để Bình trông, anh và chú sẽ bò vào sâu hơn nữa. Nếu có súng nổ, Bình sẽ chạy về phía sau.
Để gùi lại chỗ Bình, tôi và anh Hanh bò vào sâu hơn nữa. Trời không nắng lắm, lúc này khoảng hơn chín giờ sáng, rừng cây rậm rạp, không gian yên tĩnh lạ thường, càng yên tĩnh đòi hỏi càng phải thận trọng, nhất là âm thanh. Âm thanh của bước đi, âm thanh của tiếng nói sao cho ở độ nhỏ nhất. Khi hai người đã bò vào khá sâu, thì bỗng nghe có một tiếng động nhỏ, lúc đầu chưa rõ là tiếng động gì. Một phút…hai phút…bốn, năm, sáu phút bỗng có tiếng ho rất sẽ, hai phút sau đó thấy có tiếng nói chuyện rất nhỏ. Biết chắc chắn là địch, anh Hanh và tôi nín thở đợi chờ, mắt chăm chăm nhìn về phía những bụi le trước mặt.

Quả nhiên chỉ một lát sau, sáu, bảy tên địch thuộc lực lượng cộng hòa quần áo màu xám bước ra ngoài bãi cỏ tranh, có lẽ chúng đi tuần tra xung quanh vị trí thì phải. Cỏ tranh cao, chúng chỉ hở từ ngực trở lên. Đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp nhìn thấy địch từ ngày vào chiến trường, tâm trạng rất hồi hộp và cũng rất sợ bởi vì tên nào tên ấy tùm hụp trong chiếc mũ sắt nên trông càng sợ. Anh Hanh nói nhỏ nhưng vẫn đủ nghe rõ:
- Mở chốt an toàn, cả hai cùng bắn nhé!
- Rõ, tôi khẽ trả lời.
Hai người cùng mở chốt an toàn. Một giây…hai giây…ba giây, chưa thấy anh Hanh nổ súng, tôi càng hồi hộp, tôi đợi anh Hanh nổ súng thì tôi cũng nổ. Cả sáu, bảy tên đang lặng lẽ tiến về phía chúng tôi cách nhau chỉ chừng ba mươi mét. Gần lắm rồi,anh Hanh nổ súng, tôi cũng nổ súng theo. Mỗi người nện hai loạt đạn rồi chạy, thế là hai bên cùng chạy. Vì địch ở gần vị trí nên chúng quạt đại liên về phía chúng tôi liên hồi. Đạn chiu chíu trên đầu, đạn phầm phập cắm vào mặt đất, găm vào gốc cây xung quanh. Tôi và anh Hanh chạy thục mạng về phía sau và trở về đơn vị.Về tới nhà, Bình liên lạc cùng đi với tôi đã về tới nhà từ bao giờ. Nghe tiếng súng bất thình lình, Bình bỏ luôn cả gùi của tôi để chạy thoát thân. Sau khi anh Hanh báo cáo tình hình địch xong xuôi, lúc này tiểu đoàn trưởng Nhân mới hỏi tôi:
- Thế nào, thằng em hôm nay gặp địch có sợ không?
Tôi lúc này đã bình tĩnh trở lại, nhẹ nhàng trả lời:
- Dạ, em rất sợ nhưng bây giờ thì hết sợ rồi.
Tất cả cùng cười rộ lên. Thủ trưởng Nhân lại hỏi tiếp:
- Thế trong gùi của em có những gì?
Tôi nhẹ nhàng trả lời:
- Dạ, trong gùi của em chỉ có mỗi một cái bọc võng, một tấm dù ca rô và bốn nắm cơm.
- Thế thì tốt rồi, thủ trưởng nói tiếp – Anh chỉ sợ trong gùi có tài liệu gì liên quan đến đơn vị hoặc cá nhân thì nguy hiểm quá!
Tất cả cùng cười vui vẻ.....
(Còn nữa ...)