ĐỒNG BÀO VÀ BỘ ĐỘI CÙNG ĐÁNH GIẶC

BÀI VIẾT HƯỞNG ỨNG ĐỢT PHÁT ĐỘNG VIẾT VỀ NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC TRONG NHỮNG NĂM THÁNG SỐNG , CHIẾN ĐẤU TẠI QUÂN ĐOÀN 3 . NHÂN KỶ NIỆM 45 NĂM , NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐOÀN 3 ( 26/3/1975 - 26/3/2020 )
Trong những năm chiến tranh ác liệt ở chiến trường Tây Nguyên, mặc dù đói, rét nhưng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vẫn sắt son một lòng đi theo cách mạng, nhịn đói để góp gạo nuôi bộ đội. Hình ảnh những ông bố, những bà mẹ rồi những em bé còm nhom đóng khố, gùi đạn, gạo ra mặt trận cho bộ đội có lẽ là những hình ảnh cảm động không thể quên với bất kỳ người Lính Tây Nguyên nào. Để nhớ tới đồng bào các dân tộc Tây Nguyên những năm đánh Mỹ, trang Lính Tây Nguyên xin giới thiệu cùng bạn đọc bài ĐỒNG BÀO VÀ BỘ ĐỘI CÙNG ĐÁNH GIẶC của bạn Nguyễn Xuân Thư - Nguyên cán bộ Phòng cán bộ Mặt trận Tây Nguyên .
ĐỒNG BÀO VÀ BỘ ĐỘI CÙNG ĐÁNH GIẶC

Nguyễn Xuân Thư - Phòng cán bộ Mặt trận Tây Nguyên

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, khối chủ lực Tây Nguyên có hậu cứ cả 3 tinh Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và chiến đấu chủ yếu trên địa bàn 3 tỉnh. Hậu cứ cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Mặt trận ở sâu trong rừng giáp biên giới Lào, Campuchia. Lãnh đạo, chính quyền, đoàn thể các Tỉnh, huyện cùng sơ tán sâu trong rừng. Nhiều buôn làng của đồng bào cũng phải rời bỏ sa tán vào rừng lập nơi ở mới. Tuy nhiên, lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan Mặt Trận vẫn giành thời gian thích đáng để đến thăm làm việc thống nhất với lãnh đạo, chính quyền địa phương cả 3 tỉnh. Các đơn vị xuống cấp huyện xã vừa làm việc vừa làm công tác dân vận với chính quyền và nhân dân trên địa bàn. Trên mười năm khối chủ ỉực Tây Nguyên - B3 luôn được Đảng bộ, chính quyền địa phương Tây Nguyên thống nhất cao với những nội dung kế hoạch lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu, xây dựng, lao động sản xuất: Cùng chăm lo xây dựng cơ sở chính trị ở mọi nơi, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt là các chính sách lớn: dân tộc và tôn giáo. Cả bộ đội chủ lực và địa phương đều tham gia làm tốt công tác địch vận; tuyên truyền vận động các gia đình, sỹ quan binh lính Nguỵ quay về với cách mạng... Chính quyền và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã có những kế hoạch toàn diện, lâu dài trên các lĩnh vực và luôn sẵn sàng chi viện ca sở vật chất, sức người với khả năng cao nhất cho bộ đội trong chiến đấu. Họ không tiếc sương máu, công sức, của cải vật chất, một lòng đi theo cách mạng, hướng về Bác Hồ kính yêu. Tình cảm cách mạng ấy đã trở thành tiềm thức trong mỗi con người đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Họ đã tin, đã yêu cán bộ, bộ đội tức yêu quý Đảng, làm theo lời cán bộ, bộ đội tức là làm theo mệnh lệnh của cách mạng, của Đảng. Thực tế được tiếp xúc với đồng bào, chiến đấu trên cả địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên, được đồng bào giúp đỡ cưu mang, càng hiểu sâu sắc trong gian khổ, ác liệt, đói nghèo, không làm cho người dân Tây Nguyên sờn lòng, nhụt trí. Họ yêu cái rừng, cái nương, cái núi bao nhiêu thì họ cũng yêu cách mạng, yêu bộ đội Bác Hồ bấy nhiêu. Có những cuộc họp bản của dân, như Bản Đắc Son gần ngã ba biên giới hay Bản Tung gần Đức Cơ bàn việc góp lương thực, góp dân công phục vụ bộ đội tải lương, tải đạn, xây dựng trận địa pháo...
Từ tâm can của đồng bào đã nói lên điều tâm huyết sắt đá: Đảng cần cái gì, nếu có đồng bào đóng góp hết. Những ngày sau đó cả bản ai cũng gùi thóc, gạo nộp vào kho cho cách mạng. Khi hỏi, ai cũng trả lời: Đồng bào đã quen chịu khổ rồi, ăn cái rau, ăn củ mì được. Nếu để bộ đội đói thì lấy sức đâu đánh giặc. Đồng bào và bộ đội cùng đánh quân Ngụy, cùng đánh Mỹ, đồng bào có ăn, bộ đội Bác Hồ không lo đói, hết gạo đã có sắn, hết sắn đã có rừng. Bộ đội cứ đánh thật nhiều địch, đánh thắng Mỹ giữ được cái rừng, có rừng là có gạo, có sắn, có rau, có đất, có rừng là có tất cả. Cái bụng của đồng bào Tây Nguyên đã ưng cái bụng của bộ đội rồi thi không lo gì hết. Dân bản ai cũng bảo: “Làm cách mạng bằng nhau”. Nhiều bản của đồng bào đã có riêng một nương, rẫy trồng đu đủ, chuối, bầu bí, trồng rau. Đồng bào bảo đó là “nương rẫy cách mạng”. Bộ đội đi chiến đấu, đi công tác qua cứ lấy mà ăn. Có đêm chúng tôi hành quân qua bản, tháy cả bản cùng giã gạo. Tiếng chày giã gạo bằng tay đều đều, nhịp nhàng, vừa giã gạo vừa hát: Trăng lên rồi đêm càng đẹp, cả bản mình mừng vui giã gạo nuôi quân, anh giải phóng đôi chân không mỏi, cả bản mình đôi tay cũng không mỏi, bộ đội diệt được nhiều thù, cối gạo càng trắng thơm, bản làng mình cùng bộ đội đánh giặc, đẹp lòng quân dân cả nước.