Đại tá Hà Quân trước đây công tác tại Phòng tuyên huấn Quân đoàn 3. Anh là người gắn bó mấy chục năm liền với mảnh đất Tây Nguyên. Sau khi nghỉ hưu anh giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Gia Lai. Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Tây Nguyên anh đã gửi tới trang LÍNH TÂY NGUYÊN bài CHEO REO - ĐƯỜNG 7 MỘT THỜI ĐỂ NHỚ. Trang LÍNH TÂY NGUYÊN cảm ơn anh Hà Quân và trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
CHEO REO - ĐƯỜNG 7, MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
Hà Quân - Phó chủ tịch hội CCB TP Pleiku
Phố núi Pleiku một ngày đầu xuân Canh tý, trời hửng nắng và ấm áp, như đã hẹn trước, chúng tôi tìm đến một nhân vật đã gắn nhiều kỷ niệm với Tây nguyên, với Quân đoàn mà cuộc truy đuổi địch ở Cheo Reo , đường 7 với ông luôn ngập tràn những cảm xúc khi tháng ba về, đó là Đại tá Khuất Duy Hoan, nguyên phó Tư lệnh quân đoàn 3. Gặp ông sau cái bắt tay và nụ cười hiền hậu như ngày nào ông đang còn công tác tại Bộ Tư lệnh quân đoàn, mái tóc điểm bạc, ánh mắt tinh nhanh và giọng nói cuốn hút người nghe và đó cũng là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp lại ông. Tròn 45 thập niên đã trôi qua, nhưng cứ vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng Gia Lai, truyền thống quân đoàn, ký ức trận đánh truy kích lịch sử ấy lại hiện về nguyên vẹn trong ông với bao cảm xúc ngập tràn.
Ông sinh năm 1952 tại huyện Thanh oai - Tỉnh Hà Tây nay thuộc Thành phố Hà Nội, nhập ngũ năm 1972 ông từng đảm nhiệm các cương vị trung đoàn trưởng 64 - Sư đoàn 320, phó phòng rồi trưởng phòng Tác chiến quân đoàn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31 và phó tư lệnh quân đoàn 3 cho đến khi ông được Đảng và Quân đội cho nghỉ hưu cuối năm 2010. Trở lại với câu chuyện, biết tôi đặt vấn đề hỏi chuyện ông về một kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời trận mạc của ông mà nhất là kỷ niệm về Tây Nguyên, về Gia Lai nơi mà ông từng nói đó là quê hương thứ hai của mình, trầm tư, bồi hồi đôi chút, ông nhớ lại kỷ niệm về trận truy kích địch ở Cheo Reo đường 7 (nay là đường 25 thuộc thị xã AYunPa qua KrôngPa về tỉnh Phú Yên). Thấm thoát mới đó mà đã 45 năm, nửa cuộc đời một con người đã trôi qua trong ký ức của người cầm quân dày dạn kinh nghiệm của ông trận đánh này vẫn còn tươi nguyên câu chuyện sôi động về cuộc truy đuổi địch hoảng loạn rút khỏi Tây nguyên và những câu chuyện đậm chất nhân văn tình người.
Đó là vào trung tuần tháng 3 năm 1975, cả Tây nguyên rạo rực khí thế giải phóng, sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3, bị đánh tan tác, tàn quân ngụy buộc phải tháo chạy xuống đồng bằng thông qua con đường duy nhất là đường 7 với mục đích là co cụm lực lượng về Duyên hải miền Trung để đối phó với các mũi tiến công của ta tìm thời cơ phản công để chiếm lại Tây Nguyên. Hơn 15 ngàn tên địch thuộc Quân đoàn 2 ngụy dắt díu vợ con, người thân ồ ạt hoảng loạn tháo chạy từ các hướng Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Đắc Tô, Tân Cảnh, Thanh An, Thanh giáo, Chư Nghé, Pleiku...kéo theo đó là hàng chục ngàn dân thường bị chúng dụ dỗ, ép buộc, dọa nạt chạy theo chúng để thoát xuống đồng bằng qua con đương 7 Cheo Reo, Phú Bổn.
Ông kể tiếp, ác liệt nhất là trận truy kích địch trên đoạn đường khoảng 10 km từ cầu sông Bờ đến đèo Tô Na, đây là đoạn đường yết hầu một bên là vách núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút, số lượng binh lính lẫn trong người dân và các phương tiện xe pháo quân sự của Ngụy tạo ra một cuộc tháo chạy hỗn loạn, chen lấn dẫm đạp lên nhau, tràn ứ dày đặc cả cánh rừng ven đường. Sáng ngày 16- 3 nhiều tốp máy bay trực thăng của địch bay rải truyền đơn tuyên truyền xúi dục dân thường di tản theo chúng, trên các đoạn đường địch xua đuổi dân đi trước làm bia đỡ đạn cho chúng tháo chạy. Phát hiện được quân địch từ Play Cu và Kon Tum rút chạy theo đường 7, Bộ Tư Lệnh Chiến dịch lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 320 mà trực tiếp là trung đoàn 48 và 64 bằng mọi cách nhanh chóng tiếp cận toàn bộ thung lũng Cheo Reo, Phú Bổn để chặn đường tháo chạy của địch về Phú Yên. Để chạy đua với thời gian chiếm lấy thời cơ thuận lợi, cấp trên ra lệnh: “ Đơn vị nào gặp ô tô thì khẩn trương cơ động trước, đơn vị còn lại tiếp tục chạy bộ, xe quay lại đón sau, không để quân địch tháo chạy”, bộ đội vừa hành quân, vừa quán triệt nhiệm vụ. Một khí thế quyết tâm diệt địch hào hứng trong toàn Sư đoàn. Tôi nhớ mãi câu nói của đồng chí chính trị viên đại đội 7 “Trận đánh này có ý nghĩa quyết định cùng với toàn chiến dịch giải phóng Tây nguyên”. Sao mà lớn lao giục giã đến như vậy, chiều tối ngày 17-3 đơn vị chúng tôi trèo đèo lội suối, cắt rừng vượt qua nhiều địa hình phức tạp hiểm trở, núi đá tai mèo, rừng le, rừng khộp gai góc và cứ thế cắt đường hành quân hỏa tốc, quên hết cả đói và mệt nhọc tất cả mọi người đều có chung một ý nghĩ nóng lòng đến nhanh với Cheo Reo càng sớm càng tốt, lúc này tiểu đoàn 8 gồng mình chạy bộ hơn 10 km đến nơi thì tiểu đoàn 9 đã nổ súng giòn giã trên đường 7 tiêu diệt nhiều xe tăng và xe cơ giới của địch. Rạng sáng ngày 18-3 toàn bộ Thị xã Cheo Reo đã bị quân ta bao vây xiết chặt hoàn toàn, lúc này quân địch chống cự quyết liệt hòng mở đường máu vượt đèo Tô Na để ra biển Tuy Hòa, quân ta chủ động hoàn toàn, nhưng khó nhất lúc này là bên cạnh vợ con binh lính của địch còn cả hàng chục ngàn người dân vô tội chúng bắt chạy theo hòng gây khó khăn cho chúng tôi trong tác chiến rất khó xử lý, nhưng anh em trong đơn vị chúng tôi đã được quán triệt ngay từ đầu chiến dịch, phải bảo vệ tính mạng cho nhân dân, lợi dụng địa hình, địa vật khôn khéo kéo địch tách khỏi dân để tiêu hao sinh lực và buộc chúng phải ra hàng. Gần trưa ngày 18-3 được sự chi viện của pháo binh bắn vào trung tâm thị xã Cheo Reo, địch chống cự yếu ớt và tháo chạy thục mạng, cho đến 18h20 ta đã đánh tan tác liên đoàn 28 của địch, trong khung cảnh hỗn loạn địch ở trung tâm thị xã, địch co cụm nhiều tốp chống cự quyết liệt để giãn thời gian tìm mọi cách thoát ra đường 7 chạy về thị xã Tuy Hòa. Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 19-3 quân ta đồng loạt tấn công vào thị xã, Cheo Reo thất thủ, AYunPa hoàn toàn giải phóng, địch tháo chạy tán loạn bỏ lại một khối lượng lớn binh khí kỹ thuật, phương tiện quân sự và hậu cần, 12 giờ trưa ngày 19-3 Sư đoàn 320 đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Bổn ( Nay là các huyện, thị Phú Thiện, IAPa, KRôngPa và thị xã AYunPa).
Nói đến đây, Đại tá Khuất Duy Hoan như sững lại và trầm tư có những cảm xúc sau trận đánh khi ông nhớ lại các đồng chí đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh trước ngày toàn thắng...Vui mừng tự hào với đơn vị và cá nhân các đồng chí của ông đã anh dũng lập nên nhiều chiến công xuất sắc đó là Nguyễn Vi Hợi, Trần Xuân Thiện, Sên Vạn Vần và Tạ Văn Kính.
Năm 2010, Đại tá Khuất Duy Hoan được Đảng và Quân đội cho nghỉ hưu, ông có dịp trở lại thăm chiến trường xưa Cheo Reo, đường 7, nay là thị xã AyunPa và con đường 25 huyền thoại ấy. Đứng trước nghĩa trang liệt sỹ của Thị xã ông bùi ngùi xúc động thắp nén nhang cho các đồng chí, đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh trong trận đánh lịch sử của Sư đoàn năm xưa, mắt ông nhòa lệ trước những tấm bia mộ đồng đội. Cũng từ đây nhìn về Cheo Reo, Thị xã giờ đổi thay quá nhiều, ông cũng như nhiều Cựu chiến binh Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3 khi trở lại nơi đây không ngờ rằng: quân và dân các dân tộc nơi đây đã và đang làm nên một huyền thoại của thời kỳ hội nhập, đổi mới.
Tháng ba này trời Tây Nguyên trong xanh, đầy nắng và gió, hoa cúc quỳ nở vàng ngút ngàn như một thảm lụa vàng. Dù đang là mùa khô nhưng những cánh đồng Ayun Hạ dưới chân đèo Tô Na dọc theo đường 7 lúa xanh tốt bời bời. Kỷ niệm một thời để nhớ về Cheo Reo - đường 7 nơi mà Đại tá Khuất Duy Hoan cùng đồng đội một thời trai trẻ hừng hực khí thế truy đuổi, địch tưng bừng chiến thắng, nơi đó cũng có hàng vạn người con trên khắp mọi miền Đất nước đã ngã xuống để có một binh đoàn Anh hùng mang tên một vùng đất thân thương BINH ĐOÀN TÂY NGUYÊN.
Ông sinh năm 1952 tại huyện Thanh oai - Tỉnh Hà Tây nay thuộc Thành phố Hà Nội, nhập ngũ năm 1972 ông từng đảm nhiệm các cương vị trung đoàn trưởng 64 - Sư đoàn 320, phó phòng rồi trưởng phòng Tác chiến quân đoàn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 31 và phó tư lệnh quân đoàn 3 cho đến khi ông được Đảng và Quân đội cho nghỉ hưu cuối năm 2010. Trở lại với câu chuyện, biết tôi đặt vấn đề hỏi chuyện ông về một kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời trận mạc của ông mà nhất là kỷ niệm về Tây Nguyên, về Gia Lai nơi mà ông từng nói đó là quê hương thứ hai của mình, trầm tư, bồi hồi đôi chút, ông nhớ lại kỷ niệm về trận truy kích địch ở Cheo Reo đường 7 (nay là đường 25 thuộc thị xã AYunPa qua KrôngPa về tỉnh Phú Yên). Thấm thoát mới đó mà đã 45 năm, nửa cuộc đời một con người đã trôi qua trong ký ức của người cầm quân dày dạn kinh nghiệm của ông trận đánh này vẫn còn tươi nguyên câu chuyện sôi động về cuộc truy đuổi địch hoảng loạn rút khỏi Tây nguyên và những câu chuyện đậm chất nhân văn tình người.
Đó là vào trung tuần tháng 3 năm 1975, cả Tây nguyên rạo rực khí thế giải phóng, sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3, bị đánh tan tác, tàn quân ngụy buộc phải tháo chạy xuống đồng bằng thông qua con đường duy nhất là đường 7 với mục đích là co cụm lực lượng về Duyên hải miền Trung để đối phó với các mũi tiến công của ta tìm thời cơ phản công để chiếm lại Tây Nguyên. Hơn 15 ngàn tên địch thuộc Quân đoàn 2 ngụy dắt díu vợ con, người thân ồ ạt hoảng loạn tháo chạy từ các hướng Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Đắc Tô, Tân Cảnh, Thanh An, Thanh giáo, Chư Nghé, Pleiku...kéo theo đó là hàng chục ngàn dân thường bị chúng dụ dỗ, ép buộc, dọa nạt chạy theo chúng để thoát xuống đồng bằng qua con đương 7 Cheo Reo, Phú Bổn.
Ông kể tiếp, ác liệt nhất là trận truy kích địch trên đoạn đường khoảng 10 km từ cầu sông Bờ đến đèo Tô Na, đây là đoạn đường yết hầu một bên là vách núi cao dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút, số lượng binh lính lẫn trong người dân và các phương tiện xe pháo quân sự của Ngụy tạo ra một cuộc tháo chạy hỗn loạn, chen lấn dẫm đạp lên nhau, tràn ứ dày đặc cả cánh rừng ven đường. Sáng ngày 16- 3 nhiều tốp máy bay trực thăng của địch bay rải truyền đơn tuyên truyền xúi dục dân thường di tản theo chúng, trên các đoạn đường địch xua đuổi dân đi trước làm bia đỡ đạn cho chúng tháo chạy. Phát hiện được quân địch từ Play Cu và Kon Tum rút chạy theo đường 7, Bộ Tư Lệnh Chiến dịch lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 320 mà trực tiếp là trung đoàn 48 và 64 bằng mọi cách nhanh chóng tiếp cận toàn bộ thung lũng Cheo Reo, Phú Bổn để chặn đường tháo chạy của địch về Phú Yên. Để chạy đua với thời gian chiếm lấy thời cơ thuận lợi, cấp trên ra lệnh: “ Đơn vị nào gặp ô tô thì khẩn trương cơ động trước, đơn vị còn lại tiếp tục chạy bộ, xe quay lại đón sau, không để quân địch tháo chạy”, bộ đội vừa hành quân, vừa quán triệt nhiệm vụ. Một khí thế quyết tâm diệt địch hào hứng trong toàn Sư đoàn. Tôi nhớ mãi câu nói của đồng chí chính trị viên đại đội 7 “Trận đánh này có ý nghĩa quyết định cùng với toàn chiến dịch giải phóng Tây nguyên”. Sao mà lớn lao giục giã đến như vậy, chiều tối ngày 17-3 đơn vị chúng tôi trèo đèo lội suối, cắt rừng vượt qua nhiều địa hình phức tạp hiểm trở, núi đá tai mèo, rừng le, rừng khộp gai góc và cứ thế cắt đường hành quân hỏa tốc, quên hết cả đói và mệt nhọc tất cả mọi người đều có chung một ý nghĩ nóng lòng đến nhanh với Cheo Reo càng sớm càng tốt, lúc này tiểu đoàn 8 gồng mình chạy bộ hơn 10 km đến nơi thì tiểu đoàn 9 đã nổ súng giòn giã trên đường 7 tiêu diệt nhiều xe tăng và xe cơ giới của địch. Rạng sáng ngày 18-3 toàn bộ Thị xã Cheo Reo đã bị quân ta bao vây xiết chặt hoàn toàn, lúc này quân địch chống cự quyết liệt hòng mở đường máu vượt đèo Tô Na để ra biển Tuy Hòa, quân ta chủ động hoàn toàn, nhưng khó nhất lúc này là bên cạnh vợ con binh lính của địch còn cả hàng chục ngàn người dân vô tội chúng bắt chạy theo hòng gây khó khăn cho chúng tôi trong tác chiến rất khó xử lý, nhưng anh em trong đơn vị chúng tôi đã được quán triệt ngay từ đầu chiến dịch, phải bảo vệ tính mạng cho nhân dân, lợi dụng địa hình, địa vật khôn khéo kéo địch tách khỏi dân để tiêu hao sinh lực và buộc chúng phải ra hàng. Gần trưa ngày 18-3 được sự chi viện của pháo binh bắn vào trung tâm thị xã Cheo Reo, địch chống cự yếu ớt và tháo chạy thục mạng, cho đến 18h20 ta đã đánh tan tác liên đoàn 28 của địch, trong khung cảnh hỗn loạn địch ở trung tâm thị xã, địch co cụm nhiều tốp chống cự quyết liệt để giãn thời gian tìm mọi cách thoát ra đường 7 chạy về thị xã Tuy Hòa. Khoảng 9 giờ 30 phút ngày 19-3 quân ta đồng loạt tấn công vào thị xã, Cheo Reo thất thủ, AYunPa hoàn toàn giải phóng, địch tháo chạy tán loạn bỏ lại một khối lượng lớn binh khí kỹ thuật, phương tiện quân sự và hậu cần, 12 giờ trưa ngày 19-3 Sư đoàn 320 đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phú Bổn ( Nay là các huyện, thị Phú Thiện, IAPa, KRôngPa và thị xã AYunPa).
Nói đến đây, Đại tá Khuất Duy Hoan như sững lại và trầm tư có những cảm xúc sau trận đánh khi ông nhớ lại các đồng chí đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh trước ngày toàn thắng...Vui mừng tự hào với đơn vị và cá nhân các đồng chí của ông đã anh dũng lập nên nhiều chiến công xuất sắc đó là Nguyễn Vi Hợi, Trần Xuân Thiện, Sên Vạn Vần và Tạ Văn Kính.
Năm 2010, Đại tá Khuất Duy Hoan được Đảng và Quân đội cho nghỉ hưu, ông có dịp trở lại thăm chiến trường xưa Cheo Reo, đường 7, nay là thị xã AyunPa và con đường 25 huyền thoại ấy. Đứng trước nghĩa trang liệt sỹ của Thị xã ông bùi ngùi xúc động thắp nén nhang cho các đồng chí, đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh trong trận đánh lịch sử của Sư đoàn năm xưa, mắt ông nhòa lệ trước những tấm bia mộ đồng đội. Cũng từ đây nhìn về Cheo Reo, Thị xã giờ đổi thay quá nhiều, ông cũng như nhiều Cựu chiến binh Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3 khi trở lại nơi đây không ngờ rằng: quân và dân các dân tộc nơi đây đã và đang làm nên một huyền thoại của thời kỳ hội nhập, đổi mới.
Tháng ba này trời Tây Nguyên trong xanh, đầy nắng và gió, hoa cúc quỳ nở vàng ngút ngàn như một thảm lụa vàng. Dù đang là mùa khô nhưng những cánh đồng Ayun Hạ dưới chân đèo Tô Na dọc theo đường 7 lúa xanh tốt bời bời. Kỷ niệm một thời để nhớ về Cheo Reo - đường 7 nơi mà Đại tá Khuất Duy Hoan cùng đồng đội một thời trai trẻ hừng hực khí thế truy đuổi, địch tưng bừng chiến thắng, nơi đó cũng có hàng vạn người con trên khắp mọi miền Đất nước đã ngã xuống để có một binh đoàn Anh hùng mang tên một vùng đất thân thương BINH ĐOÀN TÂY NGUYÊN.
Ảnh: Đại tá Hà Quân ngồi giữa