BÀI VIẾT HƯỞNG ỨNG ĐỢT PHÁT ĐỘNG VIẾT VỀ KỶ NIỆM SÂU SẮC TRONG NHỮNG NĂM THÁNG SỐNG, CHIẾN ĐẤU TẠI MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN VÀ QUÂN ĐOÀN 3 NHÂN KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐOÀN 3 ( 26/3/1975 - 26/3/2020 )
PHƯƠNG CHÂM “BÁM THẮT LƯNG ĐỊCH MÀ ĐÁNH ĐƯỢC XUẤT SỨ NHƯ THẾ NÀO, TỪ ĐÂU?
Đại tá Lê Xuân Thư
Những chiến công oanh liệt, vang dội của quân và dân ta ở miền Nam năm 1964, đầu năm 1965. Quân Ngụy Sài Gòn bị thất bại nặng nề, thảm hại. Đặc biệt là các trận đánh, chiến công của quân dân Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi ở Kỳ Xanh, An Lão, Ba Gia - Từ thất bại này đã đánh dấu sự phá sản “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Nam Việt Nam.
Mỹ thực hiện “Chiến lược chiến tranh cục bộ” đổ quân chiến đấu vào miền Nam nước ta. Ngày 8/3/1965 2 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Mỹ đóng ở Nhật Bản đổ vào Đà Nẵng. Tiếp đó, lần lượt các đơn vị chiến đấu của Mỹ vào Miền Nam Việt Nam.
Quân và dân khu 5 đã đi đầu cả nước, đánh và thắng Mỹ ngay từ những trận đầu khi chúng ra quân. Quân, dân Tỉnh Quảng Nam thực hiện “Vành đai diệt Mỹ” chưa đầy 2 tháng du kích và nhân dân đã diệt 700 lính Mỹ. Trận đánh Mỹ ở Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi, đại đội 21 bộ đội địa phương tỉnh sau một ngày chiến đấu loại khỏi vòng chiến 900 Mỹ. Trận núi Thành 26/5/1965, đại đội 2 Tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương và đặc công Tỉnh Quảng Nam diệt 1 đại đội lính thuỷ đánh bộ của Mỹ có công sự phòng thủ vững chắc. Qua chiến công này, được Bác Hồ gửi thư khen “Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”. Cũng qua những chiến công diệt Mỹ, Quân và dân khu 5 đã rút ra kết luận ban đầu: Bộ đội địa phương, đu kích và nhân dân đã diệt được Mỹ thì bộ đội chủ lực càng có khả năng đánh thắng, diệt được nhiều Mỹ hơn.
Khoảng giữa năm 1965, Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định điều đồng chí Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 làm chính uỷ Mặt trận Tây Nguyên - B3, đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh. Đồng chí Chu Huy Mân lên Tây Nguyên còn có Bùi Nam Hà, Đặng Vũ Hiệp. Các đồng chí khi lên Tây Nguyên được phân công: Chu Huy Mân làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh (Do yêu cầu công tác đồng chí Lê Trọng Tấn ở Hà Nội không vào Tây Nguyên), Bùi Nam Hà - Tham mưu trưởng, Đặng Vũ Hiệp - Chủ nhiệm chính trị.
Cũng vào thời gian này, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ đã đổ bộ vào cảng Quy Nhơn, đưa quân chiếm đóng An Khê, Vị trí then chốt trên đường 19, án ngữ cửa ngõ lên Tây Nguyên.
Trước tình hình quân chiến đấu Mỹ vào Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị chiến trường B3 tranh thủ thời cơ, chủ động đánh đau quân Nguỵ, không để cho Mỹ rảnh tay thực hiện chiến thuật tìm diệt, khẩn trương đánh thắng quân chiến đấu Mỹ.
Thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ. Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Tây Nguyên - B3 quyết định mở chiến dịch Plây Me – IAĐờ Răng mùa khô 1965 nhằm đánh đau quân Ngụy, buộc Mỹ phải nhảy vào để bộ đội ta tiêu diệt, tiêu hao quân chiến đấu của Mỹ.
Trong căn nhà nhỏ của Chính uỷ - Tư lệnh B3 ở lưng trừng ngọn núi cao, mái lợp lá trung quân (lá mùn cun). Chính uỷ - Tư lệnh Chu Huy Mân dành gần trọn một đêm 27/9/1965 làm việc với chủ nhiệm chính trị Đặng Vũ Hiệp về công tác Đảng, công tác chính trị trước, trong và sau chiến dịch. Cuối cùng, đồng chí Chu Huy Mân nhấn mạnh: đối tượng tác chiến của quân dân Tây Nguyên là sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ, rồi hỏi chủ nhiệm chính trị: Anh còn nhớ trận chiến đấu ở Vinh Huy gần thị xã Tam Kỳ Tỉnh quảng Nam đầu năm 1965 không? Tôi còn nhớ, chủ nhiệm Đặng Vũ Hiệp trả lời. Chính uỷ - Tư lệnh Chu Huy Mân nói .
Trong trận chiến đấu gần chợ Vinh Huy khi bộ đội ta đón đánh 1 tiểu đoàn quân địch, có một tiểu đội trưởng thuộc trung đoàn 1 quân khu 5, trong khi truy kích địch hô to một khẩu lệnh để các chiến sỹ trong tiểu đội xông lên: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Sau trận chiến đấu này tôi đã điện báo cáo ngay với anh Nguyễn Chí Thanh (Chính uỷ Miền). Vừa nghe xong tôi báo cáo, anh Thanh reo lên trong điện đàm: Hay quá anh Mân ơi. Giờ đây không còn là của riêng một trung đoàn, một quân khu hay một mặt trận nào, nó sẽ là của toàn miền, toàn quân ta rồi. Sau đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh chỉ thị ngay cho các chiến trường toàn miền Nam phương châm khi chiến đấu với quân Mỹ: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Kết quả của chiến dịch Plây Me – IAĐờ Răng, bộ đội ta đã “diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ, đánh thiệt hại nặng ‚ tiểu đoàn khác bằng áp dụng phương châm đánh gần, đánh giáp lá cà: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Buộc địch phải rút chạy chiến dịch.
Mỹ thực hiện “Chiến lược chiến tranh cục bộ” đổ quân chiến đấu vào miền Nam nước ta. Ngày 8/3/1965 2 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Mỹ đóng ở Nhật Bản đổ vào Đà Nẵng. Tiếp đó, lần lượt các đơn vị chiến đấu của Mỹ vào Miền Nam Việt Nam.
Quân và dân khu 5 đã đi đầu cả nước, đánh và thắng Mỹ ngay từ những trận đầu khi chúng ra quân. Quân, dân Tỉnh Quảng Nam thực hiện “Vành đai diệt Mỹ” chưa đầy 2 tháng du kích và nhân dân đã diệt 700 lính Mỹ. Trận đánh Mỹ ở Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi, đại đội 21 bộ đội địa phương tỉnh sau một ngày chiến đấu loại khỏi vòng chiến 900 Mỹ. Trận núi Thành 26/5/1965, đại đội 2 Tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương và đặc công Tỉnh Quảng Nam diệt 1 đại đội lính thuỷ đánh bộ của Mỹ có công sự phòng thủ vững chắc. Qua chiến công này, được Bác Hồ gửi thư khen “Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”. Cũng qua những chiến công diệt Mỹ, Quân và dân khu 5 đã rút ra kết luận ban đầu: Bộ đội địa phương, đu kích và nhân dân đã diệt được Mỹ thì bộ đội chủ lực càng có khả năng đánh thắng, diệt được nhiều Mỹ hơn.
Khoảng giữa năm 1965, Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định điều đồng chí Chu Huy Mân - Tư lệnh Quân khu 5 làm chính uỷ Mặt trận Tây Nguyên - B3, đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh. Đồng chí Chu Huy Mân lên Tây Nguyên còn có Bùi Nam Hà, Đặng Vũ Hiệp. Các đồng chí khi lên Tây Nguyên được phân công: Chu Huy Mân làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh (Do yêu cầu công tác đồng chí Lê Trọng Tấn ở Hà Nội không vào Tây Nguyên), Bùi Nam Hà - Tham mưu trưởng, Đặng Vũ Hiệp - Chủ nhiệm chính trị.
Cũng vào thời gian này, Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ đã đổ bộ vào cảng Quy Nhơn, đưa quân chiếm đóng An Khê, Vị trí then chốt trên đường 19, án ngữ cửa ngõ lên Tây Nguyên.
Trước tình hình quân chiến đấu Mỹ vào Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị chiến trường B3 tranh thủ thời cơ, chủ động đánh đau quân Nguỵ, không để cho Mỹ rảnh tay thực hiện chiến thuật tìm diệt, khẩn trương đánh thắng quân chiến đấu Mỹ.
Thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ. Đảng uỷ - Bộ Tư lệnh Tây Nguyên - B3 quyết định mở chiến dịch Plây Me – IAĐờ Răng mùa khô 1965 nhằm đánh đau quân Ngụy, buộc Mỹ phải nhảy vào để bộ đội ta tiêu diệt, tiêu hao quân chiến đấu của Mỹ.
Trong căn nhà nhỏ của Chính uỷ - Tư lệnh B3 ở lưng trừng ngọn núi cao, mái lợp lá trung quân (lá mùn cun). Chính uỷ - Tư lệnh Chu Huy Mân dành gần trọn một đêm 27/9/1965 làm việc với chủ nhiệm chính trị Đặng Vũ Hiệp về công tác Đảng, công tác chính trị trước, trong và sau chiến dịch. Cuối cùng, đồng chí Chu Huy Mân nhấn mạnh: đối tượng tác chiến của quân dân Tây Nguyên là sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ, rồi hỏi chủ nhiệm chính trị: Anh còn nhớ trận chiến đấu ở Vinh Huy gần thị xã Tam Kỳ Tỉnh quảng Nam đầu năm 1965 không? Tôi còn nhớ, chủ nhiệm Đặng Vũ Hiệp trả lời. Chính uỷ - Tư lệnh Chu Huy Mân nói .
Trong trận chiến đấu gần chợ Vinh Huy khi bộ đội ta đón đánh 1 tiểu đoàn quân địch, có một tiểu đội trưởng thuộc trung đoàn 1 quân khu 5, trong khi truy kích địch hô to một khẩu lệnh để các chiến sỹ trong tiểu đội xông lên: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Sau trận chiến đấu này tôi đã điện báo cáo ngay với anh Nguyễn Chí Thanh (Chính uỷ Miền). Vừa nghe xong tôi báo cáo, anh Thanh reo lên trong điện đàm: Hay quá anh Mân ơi. Giờ đây không còn là của riêng một trung đoàn, một quân khu hay một mặt trận nào, nó sẽ là của toàn miền, toàn quân ta rồi. Sau đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh chỉ thị ngay cho các chiến trường toàn miền Nam phương châm khi chiến đấu với quân Mỹ: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Kết quả của chiến dịch Plây Me – IAĐờ Răng, bộ đội ta đã “diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ, đánh thiệt hại nặng ‚ tiểu đoàn khác bằng áp dụng phương châm đánh gần, đánh giáp lá cà: “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Buộc địch phải rút chạy chiến dịch.