ĐƯỜNG SƯ 10, ĐƯỜNG BỘ ĐỘI. KIỆN TƯỚNG GÙI, THỔ Ở TÂY NGUYÊN
Đại tá Lê Xuân Thư
Cán bộ, chiến sỹ trên mặt trận Tây Nguyên thời đánh Mỹ hẳn còn nhớ, ghi dấu ấn một thời trong ký ức mỗi người không bao giờ quên. Thời ấy, trên chiến trường không chỉ có chiến dịch ra quân đánh địch, mà còn có những chiến dịch mở đường, vượt sông, vượt suối. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, ác liệt ở Tây Nguyên, giao thông, vận tải được xem là khâu then chốt, có tính quyết định đến sức mạnh, khả năng chiến đấu của bộ đội ta. Biết là vậy nhưng có lẽ không ít người được biết, được nghe những chuyện cụ thể về giao thông bộ mở đường vào kho, ra trận, về vận tải gùi thồ của bộ đội, thanh niên xung phong và đồng bào ta. Thực sự là những chiến công vĩ đại, biểu hiện của tinh thần và ý chí quyết thắng giặc Mỹ, biểu hiện của sức mạnh chiến tranh nhân dân, của đường lối toàn dân đánh giặc. Cán bộ, chiến sỹ ta đã biến không thành có, biến cái không thể thành có thể. Hình ảnh về những con đường thồ từ Tây sang Đông, chạy dọc cánh Bắc, cánh Nam trên núi rừng Tây Nguyên sát đến các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung, vào tận tới Tây Ninh. Tấp nập ngày và đêm với những đoàn dân công, thanh niên, bộ đội náo nức như hội. Bốn mươi năm đã trôi qua, mỗi lần nhớ lại vẫn hiển hiện mới mẻ, sống động trong chúng ta.
Ngoài các đơn vị bộ đội chiến đấu, các đội vận tải chuyên trách, còn có các đơn vị, cơ quan Bộ tư lệnh mặt trận, các viện quân y, đội điều trị, xưởng, binh trạm và trường quân chính vận tải khi đột xuất, khi phục vụ cho các chiến dịch, vận tải từ các binh trạm lớn về các kho dự trữ...Dọc các con đường gùi thồ, bên vách đá, ngã 3, ngã tư đều có các khẩu hiệu: Mặt đường là trận địa, xe thồ là vũ khí, năng xuất là chiến công. Nhanh như chong chóng, phóng như vệ tinh, tăng chuyến, tăng cân, nhanh chóng đưa hàng ra phía trước.
Tôi có thời gian được đi học ở trường quân chính một năm. Thử thách ban đầu trước khi vào học mất 5 tháng đi phát nương rẫy xạ lúa, trồng sắn, một tháng đi gùi gạo chỉ tiêu ngày 100kg, đi 2 chuyến trong ngày, sáng 6g, chiều 5-6 giờ tối mới nghỉ nấu cơm ăn. Các chiến sỹ vận tải của Tiểu đoàn 2, ai cũng gùi đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Chỉ tiêu mỗi chuyến từ 50 đến 60kg. Nhiều đồng chí gùi 70, 90kg, nhiều người gùi tới 100kg, cả 1 bao gạo tải gai dọc xanh gấp đôi trọng lượng cơ thể. Những chiến sỹ gùi được 70kg trở lên đạt đanh hiệu “Kiện tướng gùi” cá biệt có Bùi Xuân Chế gùi kỷ lục tới 120 kg: 5 đầu đạn ĐKB trước ngực đeo một khẩu AK. Từ tấm gương Bùi Xuân Chế, toàn mặt trận dẫy lên phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị noi gương các “kiện tướng”, phong trào gùi 5 đầu đạn ĐKB ra trận địa, từ Binh trạm về kho. Ở cơ quan chính trị Bộ tư lệnh B3 chúng tôi, luôn luôn ai cũng có hai chiếc gùi. Chiếc gùi được khâu bằng vải, quai bằng quai chiếc ba lô rách hoặc vỏ bao tượng gạo. Một chiếc đan bằng tre, nứa để gùi gạo, gùi sắn, tuốt lúa nương. Có lần cả cơ quan mỗi phòng, ban 4-5 người đi xuống B2 lấy gạo lúc đi thì gùi theo sắn ăn đường đi về. Khi lấy được gạo trên lưng gùi 30-50kg gạo về giao nộp đầy đủ 100%. Không chỉ có kiện tướng gùi, thồ mà còn có cả kiện tướng tuốt lúa. Không có gạo, thiếu gạo trong những năm 1969-1972 toàn Tây Ngụyên có phong trào phát nương rẫy để xạ lúa, trồng sắn. Đến vụ thu hoạch lúa, anh em đều tuốt lúa bằng hai tay bỏ vào gùi đeo sau lưng, trước ngực. Nhiều đồng chí tuốt lúa một ngày đầy 4 gùi với trọng lượng trên 100kg, cá biệt như Nguyễn Văn Đát học viên trường sỹ quan “Cầu Lầy” đạt cả hai danh hiệu kiện tướng: Gùi gạo và tuốt lúa đạt chỉ tiêu trên 100kg.
Gùi là vậy, còn thồ: với chiếc xe đạp thồ, loại xe đạp phượng hoàng, gióng ngang của Trung Quốc, anh em cải tiến phanh bằng gỗ, buộc thêm 1 đoạn gỗ cắm chéo, cọc yên về phía sau, ghi đông trái buộc một đoạn tre, gỗ dài ngang tầm tay cầm, hai bên bánh sau cắm thành hai cái giá đỡ 2 bao gạo, xe cải tiến này chỉ dùng thồ gạo, thồ súng đạn. Các chiến sỹ quân y viện 211 là những chiến sỹ liên tục bám đường, tay lái thồ vững vàng trong mọi hoàn cảnh mưa nắng, bom đạn, biệt kích, thám báo vẫn dũng cảm đưa hàng ra phía trước, tải thương binh từ các trận địa về phía sau. Là những bác sỹ, y tá, hộ lý chuyên cầm dao, kéo, xé băng, ai bảo là chân yếu tay mềm, không kém gì các chiến sỹ đơn vị gùi thồ chuyên nghiệp. Có chị y tá thồ tới 140kg, vượt cả dốc cao, băng qua suối sâu, đạt kiện tướng thồ tiêu biểu của viện 211.
Chuyện về bộ đội vận tải: gùi, thồ của bô đội Tây Nguyên, nhiều người bây giờ nghe lại tường như huyền thoại. Gùi gạo, thồ gạo, súng đạn là vậy, đặc biệt hơn chiến sỹ ta còn gùi xăng bằng ống bương, bằng can nhựa, bằng túi ni nông. Gùi gạo cả bao 100kg, thồ xăng, bằng xe đạp cả một phi xăng trọng lượng 200 lít. Đúng là kiện tướng “vai ngàn cân, chân ngàn dặm”.
Các chiến sỹ công binh ở Tây Nguyên coi việc mở đường và vận tải luôn đi song song. Chính vì thế, bộ đội công binh, pháo binh, vận tải và bộ binh luôn được coi là người bạn đựờng. Việc mở đường, bắc cầu treo của bộ đội Tây nguyên những năm chiến tranh như là một kỳ tích. Đường xe cơ giới làm gấp, đường thồ từ Tây Nguyên vào Nam, ra Bắc, sang Đông, sang Tây chằng chịt, cheo leo, độc đáo, có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Những cung đường, đoạn đường vượt qua sình lầy, các chiến sỹ công binh chặt gỗ dải liền ở dưới, trên mặt dùng bương, tre pha thành mảnh ken dày dài hàng chục cây số. Trường quân chính B3 ở gần một cung đường giao liên, đoạn đường này là một bãi lầy, công binh phải ken tre, gỗ để bộ đội hàng ngày đi qua lại. Bộ đội ta gọi là Trường sỹ quan “Cầu lầy” là thế. Khi mở đường phải vượt qua thung lũng sâu, khe núi, qua suối. Công binh có sáng kiến bắc cầu mây, song tre nối hai sườn núi để bộ đội ta có đường đi lại. Dây của cầu là những cây song, cây mây, đan tre, bương, vầu, gỗ đi vắt vẻo, đung đưa, ai cũng rợn người khi mới đi lần đầu. Có các chiến sỹ công binh mới nối mạch con đường mòn Trường Sơn từ Bắc vào Nam, có công binh mới có đường đưa được đạn, gạo, hàng hoá ra phía trước, đến tận các tỉnh vùng ven Trung bộ và B2. Có công binh, bộ đội và xe tăng ta mới vượt được ngầm sông Pô Cô tiến vào tân cảnh; vượt SêRê Pốc vào Buôn Mê Thuật làm cho quân địch hết sức ngỡ ngàng, bàng hoàng lo sợ.
Những dấu tích chiến tranh, những cung đường, cây cầu bộ đội công binh làm trong chiến tranh hẳn không còn nhiều, nhưng trong lòng dân thì không bao giờ xoá hết. Sau chiến tranh còn những con đường, cây cầu trở thành đường, cầu dân dụng đưa đồng bào qua nương, các em nhỏ tới trường. Đồng bào Tây Nguyên gọi bằng cái tên trìu mến: “Đường bộ đội, Đường sư 10, cầu bộ đội....).
Ngoài các đơn vị bộ đội chiến đấu, các đội vận tải chuyên trách, còn có các đơn vị, cơ quan Bộ tư lệnh mặt trận, các viện quân y, đội điều trị, xưởng, binh trạm và trường quân chính vận tải khi đột xuất, khi phục vụ cho các chiến dịch, vận tải từ các binh trạm lớn về các kho dự trữ...Dọc các con đường gùi thồ, bên vách đá, ngã 3, ngã tư đều có các khẩu hiệu: Mặt đường là trận địa, xe thồ là vũ khí, năng xuất là chiến công. Nhanh như chong chóng, phóng như vệ tinh, tăng chuyến, tăng cân, nhanh chóng đưa hàng ra phía trước.
Tôi có thời gian được đi học ở trường quân chính một năm. Thử thách ban đầu trước khi vào học mất 5 tháng đi phát nương rẫy xạ lúa, trồng sắn, một tháng đi gùi gạo chỉ tiêu ngày 100kg, đi 2 chuyến trong ngày, sáng 6g, chiều 5-6 giờ tối mới nghỉ nấu cơm ăn. Các chiến sỹ vận tải của Tiểu đoàn 2, ai cũng gùi đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Chỉ tiêu mỗi chuyến từ 50 đến 60kg. Nhiều đồng chí gùi 70, 90kg, nhiều người gùi tới 100kg, cả 1 bao gạo tải gai dọc xanh gấp đôi trọng lượng cơ thể. Những chiến sỹ gùi được 70kg trở lên đạt đanh hiệu “Kiện tướng gùi” cá biệt có Bùi Xuân Chế gùi kỷ lục tới 120 kg: 5 đầu đạn ĐKB trước ngực đeo một khẩu AK. Từ tấm gương Bùi Xuân Chế, toàn mặt trận dẫy lên phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị noi gương các “kiện tướng”, phong trào gùi 5 đầu đạn ĐKB ra trận địa, từ Binh trạm về kho. Ở cơ quan chính trị Bộ tư lệnh B3 chúng tôi, luôn luôn ai cũng có hai chiếc gùi. Chiếc gùi được khâu bằng vải, quai bằng quai chiếc ba lô rách hoặc vỏ bao tượng gạo. Một chiếc đan bằng tre, nứa để gùi gạo, gùi sắn, tuốt lúa nương. Có lần cả cơ quan mỗi phòng, ban 4-5 người đi xuống B2 lấy gạo lúc đi thì gùi theo sắn ăn đường đi về. Khi lấy được gạo trên lưng gùi 30-50kg gạo về giao nộp đầy đủ 100%. Không chỉ có kiện tướng gùi, thồ mà còn có cả kiện tướng tuốt lúa. Không có gạo, thiếu gạo trong những năm 1969-1972 toàn Tây Ngụyên có phong trào phát nương rẫy để xạ lúa, trồng sắn. Đến vụ thu hoạch lúa, anh em đều tuốt lúa bằng hai tay bỏ vào gùi đeo sau lưng, trước ngực. Nhiều đồng chí tuốt lúa một ngày đầy 4 gùi với trọng lượng trên 100kg, cá biệt như Nguyễn Văn Đát học viên trường sỹ quan “Cầu Lầy” đạt cả hai danh hiệu kiện tướng: Gùi gạo và tuốt lúa đạt chỉ tiêu trên 100kg.
Gùi là vậy, còn thồ: với chiếc xe đạp thồ, loại xe đạp phượng hoàng, gióng ngang của Trung Quốc, anh em cải tiến phanh bằng gỗ, buộc thêm 1 đoạn gỗ cắm chéo, cọc yên về phía sau, ghi đông trái buộc một đoạn tre, gỗ dài ngang tầm tay cầm, hai bên bánh sau cắm thành hai cái giá đỡ 2 bao gạo, xe cải tiến này chỉ dùng thồ gạo, thồ súng đạn. Các chiến sỹ quân y viện 211 là những chiến sỹ liên tục bám đường, tay lái thồ vững vàng trong mọi hoàn cảnh mưa nắng, bom đạn, biệt kích, thám báo vẫn dũng cảm đưa hàng ra phía trước, tải thương binh từ các trận địa về phía sau. Là những bác sỹ, y tá, hộ lý chuyên cầm dao, kéo, xé băng, ai bảo là chân yếu tay mềm, không kém gì các chiến sỹ đơn vị gùi thồ chuyên nghiệp. Có chị y tá thồ tới 140kg, vượt cả dốc cao, băng qua suối sâu, đạt kiện tướng thồ tiêu biểu của viện 211.
Chuyện về bộ đội vận tải: gùi, thồ của bô đội Tây Nguyên, nhiều người bây giờ nghe lại tường như huyền thoại. Gùi gạo, thồ gạo, súng đạn là vậy, đặc biệt hơn chiến sỹ ta còn gùi xăng bằng ống bương, bằng can nhựa, bằng túi ni nông. Gùi gạo cả bao 100kg, thồ xăng, bằng xe đạp cả một phi xăng trọng lượng 200 lít. Đúng là kiện tướng “vai ngàn cân, chân ngàn dặm”.
Các chiến sỹ công binh ở Tây Nguyên coi việc mở đường và vận tải luôn đi song song. Chính vì thế, bộ đội công binh, pháo binh, vận tải và bộ binh luôn được coi là người bạn đựờng. Việc mở đường, bắc cầu treo của bộ đội Tây nguyên những năm chiến tranh như là một kỳ tích. Đường xe cơ giới làm gấp, đường thồ từ Tây Nguyên vào Nam, ra Bắc, sang Đông, sang Tây chằng chịt, cheo leo, độc đáo, có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Những cung đường, đoạn đường vượt qua sình lầy, các chiến sỹ công binh chặt gỗ dải liền ở dưới, trên mặt dùng bương, tre pha thành mảnh ken dày dài hàng chục cây số. Trường quân chính B3 ở gần một cung đường giao liên, đoạn đường này là một bãi lầy, công binh phải ken tre, gỗ để bộ đội hàng ngày đi qua lại. Bộ đội ta gọi là Trường sỹ quan “Cầu lầy” là thế. Khi mở đường phải vượt qua thung lũng sâu, khe núi, qua suối. Công binh có sáng kiến bắc cầu mây, song tre nối hai sườn núi để bộ đội ta có đường đi lại. Dây của cầu là những cây song, cây mây, đan tre, bương, vầu, gỗ đi vắt vẻo, đung đưa, ai cũng rợn người khi mới đi lần đầu. Có các chiến sỹ công binh mới nối mạch con đường mòn Trường Sơn từ Bắc vào Nam, có công binh mới có đường đưa được đạn, gạo, hàng hoá ra phía trước, đến tận các tỉnh vùng ven Trung bộ và B2. Có công binh, bộ đội và xe tăng ta mới vượt được ngầm sông Pô Cô tiến vào tân cảnh; vượt SêRê Pốc vào Buôn Mê Thuật làm cho quân địch hết sức ngỡ ngàng, bàng hoàng lo sợ.
Những dấu tích chiến tranh, những cung đường, cây cầu bộ đội công binh làm trong chiến tranh hẳn không còn nhiều, nhưng trong lòng dân thì không bao giờ xoá hết. Sau chiến tranh còn những con đường, cây cầu trở thành đường, cầu dân dụng đưa đồng bào qua nương, các em nhỏ tới trường. Đồng bào Tây Nguyên gọi bằng cái tên trìu mến: “Đường bộ đội, Đường sư 10, cầu bộ đội....).